Danh sách bài viết

Tới phố cổ Hà Nội để học lịch sử

Cập nhật: 25/10/2022

Chiều 7/10, học sinh trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có giờ học lịch sử đặc biệt khi tham gia tour giáo dục di sản "Thăng Long - Hà Nội: Xưa và Nay". Các em được tới thăm ba địa danh nổi tiếng ở quận Hoàn Kiếm, gồm Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ), Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) và đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc).

Học sinh trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, được giới thiệu về lịch sử Phố cổ trong tour giáo dục di sản chiều 7/10. Ảnh: BM

Học sinh trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, được giới thiệu về lịch sử Phố cổ trong tour giáo dục di sản chiều 7/10. Ảnh: BM

Tới mỗi địa điểm, hướng dẫn viên không chỉ cung cấp thông tin mà còn đặt nhiều câu hỏi tương tác với học sinh.

Lần đầu tiên tới thăm nhà cổ Mã Mây, Trương Hải Đăng, lớp 6G, chú ý nhiều tới kiến trúc và các đồ dùng trưng bày. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1890 với lối kiến trúc nhà ống, có giếng trời ngăn cách và dành cho những người buôn bán thuốc bắc và gạo, giúp em thấy cuộc sống sinh hoạt trong gia đình người Hà Nội xưa. Nam sinh mang theo cuốn sổ nhỏ, ghi chép những thông tin hữu ích.

"Tiết học rất thú vị. Em chăm chú lắng nghe và hiểu bài hơn", Đăng cho hay.

Tham quan đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, các em được biết về kiến trúc và nghề đúc bạc ở kinh thành Thăng Long xưa. Còn tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, nơi từng là rạp hát Lạc Việt - một trong hai rạp hát lớn nhất Hà Nội thế kỉ XX, học sinh được nghe về lịch sử tên gọi Kẻ chợ và quá trình phát triển đô thị qua hàng ngàn năm.

Bạn cùng lớp với Đăng, Phạm Hoàng Thảo My nói học qua hoạt động trải nghiệm thế này giúp em nhớ lâu. Em hiểu hơn về các di sản ở địa phương mình và có ý thức bảo tồn các nét đẹp truyền thống.

Cô Đinh Thị Thanh Xuân, giáo viên chủ nhiệm lớp 6G, cho biết, trường THCS Nguyễn Du nằm trong khu vực phố cổ nên việc học sinh tìm hiểu về những di tích ở đây càng trở nên ý nghĩa. Theo cô Xuân, đây là hoạt động trong chương trình giáo dục lịch sử địa phương.

"Học sinh rất háo hức và mong có thêm nhiều trải nghiệm như vậy", cô Xuân nói, cho biết sau chuyến thực tế, các em sẽ viết bài thu hoạch và lấy điểm.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở cấp học trung học cơ sở, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lý. Lịch sử địa phương được đưa vào dạy học bắt buộc ở tất cả các lớp.

Học sinh lớp 6G, trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, trả lời câu hỏi tương tác của hướng dẫn viên khi tới thăm Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây), Hà Nội, chiều 7/10. Ảnh: BM

Học sinh lớp 6G, trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, trả lời câu hỏi tương tác của hướng dẫn viên khi tới thăm Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây), Hà Nội, chiều 7/10. Ảnh: BM

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc cho học sinh đến bảo tàng, tham quan các di tích lịch sử là điều bình thường, diễn ra thường xuyên ở các trường học trên thế giới. Các trường học ở Việt Nam cũng tổ chức ngoại khóa cho học sinh nhưng chưa bài bản. Tuy nhiên, hiện nội dung này hiện đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Tôi cho là bây giờ nên làm cái đó. Lịch sử không phải điều gì xa xôi, chính là những thứ quanh mình: một ngôi đền thờ của thành hoàng làng, một nhân vật có công với nước, làng xã hay một di tích đẹp người xưa để lại...", nhà sử học nói.

Ông cho hay, trong giáo dục lịch sử, việc đi đến hiện trường rất quan trọng. Ở các nước, hai môn Địa lý và Lịch sử luôn gắn với nhau bởi mọi sự kiện đều diễn ra ở thời điểm và không gian nhất định. Nếu chỉ ngồi trên ghế nhà trường, đọc trong sách vở sẽ không thể hình dung được tại sao Điện Biên Phủ trở thành nơi diễn ra một trận đánh chiến lược hay tại sao chúng ta có thể lừa được quân giặc trong trận chiến trên sông Bạch Đằng.

"Tôi hoan nghênh và cố gắng duy trì quy chế, phát huy sáng tạo của các thầy cô để mỗi địa phương, mỗi di tích có cách tiếp cận khác nhau", ông nói.

Bình Minh


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...