Danh sách bài viết

Tranh luận gay gắt về phương án học cấp 2 trong 5 năm

Cập nhật: 22/08/2014

Một tiết học của học sinh lớp 9 Trường THCS Lý Phong Q.5, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

 

 

Trước các phương án này, GS.TSKH Nguyễn Minh Đường (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH) cho biết ông ủng hộ phương án học sinh THCS sẽ học 5 năm.

GS Đường nói: "Tôi ủng hộ phương án 1, 10 năm cho GD cơ bản. Vì GD cơ bản là thể hiện trình độ dân trí tối thiểu của một nước, theo đó học sinh cần được GD một cách cơ bản, toàn diện. Sau GD cơ bản, học sinh có một trình độ dân trí tối thiểu để có thể đủ điều kiện tham gia thị trường lao động ngay hoặc học tiếp lên cao hơn."

Theo GS Đường, nnên thiết kế chương trình GD cơ bản 10 năm, vì 9 năm không đủ thời gian để đảm bảo mục tiêu GD cơ bản. Trong khi đó, GD định hướng nghề nghiệp chỉ cần 2 năm là đủ, 3 năm là quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu GD cơ bản 10 năm thì học sinh học xong giai đoạn này sẽ 16 tuổi, chín chắn hơn để có thể chỉ học nghề thêm 1-2 năm và tham gia vào thị trường lao động.

Trong khi đó, TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng nếu thay thay đổi theo phương án này, chi phí sẽ rất lớn.

TS Tống cho rằng: "Theo tôi, số năm học cho mỗi cấp học không phải là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay. Mang chuyện này ra bàn bạc chỉ tốn công, tốn của, tốn thời gian, làm xao nhãng suy nghĩ của nhiều người. Trước khi đưa ra một chính sách nào, nhà nước cần xem xét giữa lợi ích và chi phí."

"Thử hình dung mà xem, nếu bây giờ chúng ta thay đổi số năm học của cấp THCS và THPT thì sẽ gây xáo trộn lớn về cơ sở vật chất, phòng ốc ở các trường, số lượng giáo viên...Không chỉ phiền toái mà sự thay đổi đó còn tốn chi phí rất lớn trong khi lợi ích thì không tương xứng." - TS Tốn nhận định.

Theo TS Tống đề nghị: "Số năm học ở bậc phổ thông hiện đang ổn định với mô hình 5-4-3 (tiểu học - THCS - THPT) thì hãy cứ để nguyên như vậy vì hiện nó không có vấn đề gì đáng ngại. Cái cần ưu tiên làm ngay là cải tổ chương trình, tăng thêm những kỹ năng cần thiết cho học sinh bước vào đởi, cải tổ lại phương pháp phân luồng học sinh sau trung học. Vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo - điều mà ta đang tự đánh giá là thấp."

TS Nguyễn Thị Quy (nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) cũng cho rằng không nên thay đổi nữa

Theo TS Quy, trrước năm 1975, hệ phổ thông ở miền Bắc là 10 năm: cấp 1 có 4 năm, cấp 2 có 3 năm, cấp 3 có 3 năm.

Sau năm 1975, hệ phổ thông là 12 năm với cơ cấu: 5-4-3. Cơ cấu này đã ổn định từ mấy chục năm nay thì không nên thay đổi nữa.

Bởi nếu thay đổi thì phải thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục hiện hành, thay đổi đội ngũ giáo viên (chẳng lẽ đưa một số giáo viên THPT xuống dạy THCS?), thay đổi cơ sở vật chất của các trường THCS, THPT,...cực kỳ tốn kém.

Việc thay đổi số năm trong mỗi cấp học chắc chắn sẽ dẫn đến xáo trộn xã hội, làm cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh mệt mỏi mà lại không cần thiết.

Cái cần làm ngay bây giờ chính là nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học, là việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.

Việc tăng thêm 1 năm cho bậc THCS và giảm 1 năm bậc THPT không có ý nghĩa gì trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Công tác hướng nghiệp cần thực hiện ngay từ bậc THCS chứ không phải lên bậc THPT mới thực hiện.

H.HG - VĨNH HÀ (ghi)

 

 

 

Có hai phương án được đưa ra thảo luận và xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.

* Phương 1: GD cơ bản được xây dựng thực hiện trong 10 năm (5 năm GD tiểu học và 5 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 2 năm. Bộ GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch Giáo dục như sau:

Cấp Giáo dục tiểu học: Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 5 ngày học, mỗi ngày học 2 buổi. Trong đó buổi sáng học không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết. Mỗi tiết học dài 40 phút. Tổng thời lượng GD của cấp tiểu học trong 1 năm học không quá 6.125 tiết.

Cấp THCS, mỗi năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học. Mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết. Mỗi tiết học dài 45 phút. Tổng thời lượng GD cấp THCS trong một năm học không quá 5.250 tiết.

Cấp GD THPT, mỗi năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học, mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết. Mỗi tiết dài 50 phút. Tổng thời lượng GD THPT trong một năm học không quá 2.100 tiết.

* Phương án 2, GD cơ bản thực hiện trong 9 năm (5 năm GD tiểu học và 4 năm GD THCS), GD định hướng nghề nghiệp thực hiện trong 3 năm.

VĨNH HÀ

Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.