Danh sách bài viết

Trồng cà và nuôi cá trong một hệ thống khép kín

Cập nhật: 26/07/2022

Các nhà khoa học ở Berlin đang nghiên cứu làm sao để có thể trồng cà chua và nuôi cá trong một hệ thống khép kín có tính bền vững cao, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm thực phẩm hiện nay với chi phí thấp.

Nói đến cá - cà chua, ai cũng nghĩ đến cá hộp cùng nước sốt cà chua. Còn khi nhà sinh học Werner Kloas nói đến “cá-cà chua” thì ông nghĩ đến sự kết hợp giữa nuôi cá trồng cà chua trong một hệ thống sản xuất khép kín và bền vững nhằm giải quyết vấn đề an ninh thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Leibniz về sinh thái nước ngọt và nuôi cá nội địa (IGB) thực hiện dự án này tại một cái hồ lớn ở Berlin. “Aquaponik” có nghĩa là sự phối hợp giữa nuôi trồng thuỷ sản (Aquakultur) và trồng cây không cần đất (Hydroponik).

Phòng thí nghiệm là một vườn ươm, tại đây có bể nuôi cá cao bằng đầu người, ở giữa có hàng cây cà chua trồng trong chậu. Những chậu này kết nối với nhau bằng các ống và dây, phía đằng sau là hệ thống xử lý nước thải sinh học và phễu lọc vi khuẩn. Nhà kính ấm áp đến mức hơi nước ngưng tụ trên trần bằng kính – đây cũng là một bộ phận của chu trình tuần hoàn.

Khi ông Kloas nhấc tấm lưới che chắn thì ngay lập tức bầy cá rô nhiều mầu sắc ngoi lên mặt nước đòi ăn. “Cá của chúng tôi ở đây sinh trưởng trong điều kiện không bị stress, mật độ cá rô trong bể vừa phải, không quá nhiều cũng không quá thưa thớt. Con cá nuôi ở đây tỏ ra thích thú khi được chăm bẵm, âu yếm”, nhà khoa học Kloas giải thích.

Trồng cà và nuôi cá trong một hệ thống khép kín
Nhà sinh học Werner Kloas với quả cà chua được trồng trong hệ thống Aquaponik của ông ở gần Berlin

Nước sạch được bơm vào bể, nước thải cùng với chất bài tiết của cá được đưa ra ngoài. “Nước thải chứa Ammonium độc hại. Nhưng vi khuẩn có khả năng chuyển hoá chất độc này thành Nitrat – và đây là một loại phân bón tối ưu cho cây trồng”, Kloas giải thích.

Nước đã được xử lý giầu chất dinh dưỡng đối với cây trồng được dẫn vào các chậu cà chua và phủ bộ rễ trần của cà chua. Cây cà chua trồng không đất phát triển tuyệt vời – chúng tiết ra hơi nước sạch và ngưng tụ trên mái khi gặp lạnh. Từ đây nước nhỏ giọt được thu gom bởi hệ thống ống quay trở lại chu trình và trở thành nước sạch trong bể nuôi cá.

Thực ra ý tưởng Aquaponik đã có từ hàng chục năm nay và được thí điểm ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí đã được ứng dụng trong một số cơ sở thương mại.

Nhà sinh vật học Kloas cho hay, “chúng tôi phát triển hệ thống này để đạt hiệu quả cao nhất, thậm chí ở đây hầu như không cần phải bổ sung thêm nguồn nước”. Lượng nước cần bổ sung thêm chỉ vào khoảng 3% tổng lượng nước. “Để tạo ra 1kg cà chua trồng ở vùng Almeria thuộc Tây Ban Nha, phải sử dụng tới 180 lít nước, trong khi bằng phương pháp Aquaponik chỉ tiêu hao 35 lít nước và diện tích đất trồng cũng chỉ bằng một phần năm so với canh tác trên đồng ruộng". Thức ăn cho cá cũng bảo đảm tính bền vững với chi phí thấp: chủ yếu là loăng quăng giầu đạm và giòi của ruồi.

Nếu sưởi ấm cho nhà kính bằng nhiệt từ hệ thống biogas hay tế bào quang điện, như đang được thực hiện tại IGB, thì toàn bộ chu trình nuôi trồng này hoàn toàn không tạo ra khí thải. “Cá lớn nhanh cung cấp một lượng lớn chất đạm dễ tiêu và có giá trị lớn”, Kloas nhấn mạnh.

Thậm chí có thể đạt hiệu quả cao hơn nếu các nhà nghiên cứu nuôi thành công cá Arapaimas nước ngọt khổng lồ của vùng Amazon - loài cá chỉ sau một thời gian ngắn đã dài tới hơn hai mét và nặng trên 100kg – trong mô hình này.

Kloas nói: “Công nghệ của chúng tôi có thể góp phần quan trọng vào an ninh lương thực trong thế kỷ 21”. Ở các nước đang phát triển, với khoản chi phí khoảng 1.000 Euro có thể tạo một hệ thống cơ bản gồm bể chứa nước có lớp phủ chuyên biệt và máy bơm có thể sản xuất khoảng 200kg cá/năm.

EU đã tài trợ 6 triệu Euro cho chuyên gia các nước Đức, Tây Ban Nha, Bỉ và Trung Quốc thực hiện phương pháp này trên diện rộng để đánh giá hiệu quả kinh tế và tiếp tục hoàn thiện nó.


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.