Danh sách bài viết

Trường đại học, viện nghiên cứu có thể giúp gì cho sự phát triển đô thị?

Cập nhật: 23/04/2024

Chiều nay, 23.4, tại Trường ĐH VinUni, GS Lily Kong, Chủ tịch Đại học Quản lý Singapore (SMU) đã có buổi nói chuyện về chủ đề "Hành trình xây dựng Singapore thành đô thị bền vững".

Trong bài nói chuyện của mình, GS Kong không chỉ chia sẻ bài học thành công của Singapore trong hành trình đưa đảo quốc sư tử này trở thành một trong những thành phố xanh, sạch, an toàn nhất thế giới mà còn gợi mở tiềm năng hợp tác giữa hai nước thông qua hợp tác giữa các trường đại học, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp.

GS Lily Kong, Chủ tịch Đại học Quản lý Singapore (SMU) chia sẻ về

THANH LÂM

GS Kong từng là hiệu trưởng trước khi giữ vai trò chủ tịch thứ 5 của SMU. Bà là phụ nữ Singapore đầu tiên giữ chức chủ tịch một trường đại học tại quốc đảo sư tử này.

GS Kong nổi tiếng với nghiên cứu về sự biến đổi đô thị và thay đổi văn hóa xã hội tại châu Á. Bà nhận được nhiều giải thưởng học bổng quốc tế uy tín, đồng thời lọt top 50 phụ nữ châu Á trên 50 tuổi có tầm ảnh hưởng của Forbes châu Á (2022).

GS Kong cho biết, trong hành trình chuyển đổi đô thị của Singapore trở thành đô thị bền vững về môi trường, xã hội và văn hóa, Chính phủ Singapore luôn thống nhất quan điểm tiếp cận là đề cao vai trò hợp tác 3 bên, gồm khu vực hàn lâm (đại học, viện nghiên cứu), doanh nghiệp và Chính phủ.

Chính vì vậy, SMU đã thành lập Viện nghiên cứu đô thị, không chỉ để nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cao siêu mà với mục tiêu chính là góp phần chuyển đổi cuộc sống đô thị khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, SMU đã tạo được sự hợp tác toàn diện với đồng thời các chính phủ, các doanh nghiệp, các trường đại học, với tham vọng hội tụ trí tuệ, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau xây dựng những thành phố, những đại đô thị bền vững.

"3 vấn đề chính được chúng tôi nghiên cứu gồm: đời sống đô thị, tăng trưởng đô thị, hạ tầng đô thị. Ví dụ làm thế nào để có bản đồ quy hoạch hợp lý mạng lưới sạc xe điện ở thành phố, nhất là những thành phố đông dân, giao thông đông đúc như ở Việt Nam, để từ đó khuyến khích người dân dùng xe điện! Làm thế nào để đô thị không chỉ tăng trưởng về quy mô mà là tăng tính cạnh tranh, để đó là một đô thị đáng sống, đô thị có chất lượng sống cao", GS Kong chia sẻ.

Cơ hội giúp cho các nhà khoa học giải quyết các bài toán khó

GS Kong cũng cho biết thêm: "Với lĩnh vực phát triển đô thị, các vấn đề mà các nhà khoa học cần nghiên cứu để tư vấn cho Chính phủ, cho nhà doanh nghiệp là làm sao để có sự quan tâm đúng mức tới các khía cạnh khi xây dựng đô thị bền vững.

Chẳng hạn như sự cần thiết phải cải thiện sức khỏe cộng đồng, để đỡ tăng áp lực lên hệ thống y tế, để có những người lao động khỏe mạnh, để kéo dài tuổi thọ và để trì hoãn các tác động của việc lão hóa dân số.

Hoặc làm sao để gia tăng sự phát triển kinh tế, vì mức độ hạnh phúc và sức khỏe của mỗi người phụ thuộc vào tình hình tài chính của họ. Cần phải quan tâm gia đình đó, cá nhân đó có thu nhập đủ đảm bảo cho cuộc sống mà họ mong muốn hay không trong cái đô thị mà họ đang sống hay không!".

Theo GS Kong, trong vấn đề phát triển đô thị, Việt Nam hiện đang rất thuận lợi khi mà Chính phủ rất quan tâm, doanh nghiệp thì năng động, giới hàn lâm cũng đang làm rất tốt việc của mình. Vấn đề là cần có sự hợp tác 3 bên. Bởi mỗi bên sẽ đem lại giá trị khác nhau, tổng hòa các giá trị đó mới là cái tạo nên sức mạnh, tạo nên hiệu quả mà chúng ta kỳ vọng.

"Các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ có các chuyên gia đóng góp ý tưởng, tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách, cho doanh nghiệp. Còn Chính phủ và doanh nghiệp làm việc với nhau để cùng xây dựng thể chế, quy định luật pháp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy và tỏa sáng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng.

Việt Nam đang ở giai đoạn bản lề quan trọng, đang phát triển xây dựng những đại đô thị mới, gần như thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị. Đây là cơ hội lớn để các nhà khoa học, các chuyên gia làm việc cùng nhau, giải quyết các bài toán khó nhằn trong công tác phát triển đô thị bền vững", GS Kong nói.

Tập đoàn Vingroup và SMU đã có các hoạt động hợp tác từ năm 2018. Hai bên đã cùng nhau lập Quỹ học bổng Tài năng trẻ Vingroup, trao học bổng dành riêng cho sinh viên Việt Nam theo học thạc sĩ, tiến sĩ tại SMU.

Tính đến nay, đã có 21 sinh viên Việt Nam nhận Học bổng Tài năng trẻ Vingroup theo học tại SMU.

Mới đây, hai bên cũng đã có thỏa thuận hợp tác ghi nhớ trong các nội dung: trao đổi giảng viên, sinh viên, xây dựng các chương trình tích hợp và các hoạt động vì mục đích nghiên cứu, học tập và giảng dạy.

Đến nay đã có 17 sinh viên SMU đến học tập và trao đổi văn hóa tại VinUni thông qua chương trình trao đổi sinh viên. Dự kiến năm 2024, VinUni sẽ đón thêm 2 đoàn sinh viên từ SMU sang trao đổi học tập trong tháng 5 và tháng 12 với tổng số 50 em.



Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?