Danh sách bài viết

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - biểu hiện cụ thể của nhân quyền

Cập nhật: 28/12/2017

"Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân", Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền. Trên cơ sở đó hoạch định, triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách bảo đảm cho mọi công dân theo tín ngưỡng, tôn giáo được thực hành đức tin, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc... 

1. Từ góc độ văn hóa, có thể coi nhiều tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới là sản phẩm sáng tạo của loài người. Một số người sáng lập ra một số tôn giáo được tôn xưng vì họ đã phấn đấu, hy sinh vì hạnh phúc của con người, hướng tới những giá trị tốt đẹp cho con người. Nhiều giá trị đạo đức của tôn giáo được đề cao, tiếp thu trong phạm vi rộng vì mang tính nhân văn, không bị quy định bởi quan điểm "hữu thần" hay "vô thần", vì rất gần gũi với một số tiêu chí đạo đức mà loài người tiến bộ hướng tới. Có thể dẫn lời của Fidel Castro để nói rõ hơn: "Chúng tôi có thể đồng ý với các lời răn của Chúa, vì nó rất giống với chủ trương của chúng tôi. Nếu giáo hội dạy "Ðừng trộm cắp" thì một trong những đặc tính cách mạng của chúng tôi là xóa bỏ trộm cắp, biển thủ, hối lộ. Nếu giáo hội dạy: "Hãy yêu tha nhân như chính mình", thì cũng là điều chúng tôi khuyến khích. Nếu giáo hội dạy "Ðừng nói dối", thì đó cũng là điều chúng tôi lên án nhất. Khi giáo hội phổ biến tinh thần hy sinh, khắc khổ và khiêm tốn thì chúng tôi cũng làm như vậy khi chúng tôi khẳng định nghĩa vụ của cách mạng là sẵn sàng hy sinh, chịu đựng khắc khổ và lương thiện" (Fidel Castro và tôn giáo, Ủy ban đoàn kết công giáo yêu nước Việt Nam, TP Hồ Chí Minh năm 1986, tr.225). Thực tế lịch sử Việt Nam cho thấy, nhiều tín ngưỡng, tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc. Hầu hết đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo đã  đồng hành cùng những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công, giành lại nền độc lập cho dân tộc, và ngày nay đang nỗ lực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong các thành quả mà chúng ta đạt được trong tiến trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào theo tôn giáo.

 2. Việt Nam là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại, trong đó có một số tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và một số tôn giáo ra đời trong nước như Cao Ðài, Hòa Hảo... Dù đức tin, sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng cùng có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa. Yếu tố dân tộc đã "định vị" trong mỗi người Việt Nam trước khi tin theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó. Chính vì thế, khi Tổ quốc lâm nguy, ngọn lửa của tinh thần dân tộc lại được thổi bùng lên mạnh mẽ. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khi giải quyết vấn đề tôn giáo - dân tộc, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã có quan điểm, định hướng đúng đắn, coi vấn đề tôn giáo phải luôn đặt trong vấn đề quốc gia - dân tộc, chủ trương đoàn kết dân tộc, tôn giáo để kháng chiến - kiến quốc. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng đồng thời giành tự do cho nhân dân, trong đó có đông đảo đồng bào theo các tôn giáo, theo nguyên lý đất nước có độc lập thì tôn giáo mới tự do. Cuộc đấu tranh chung đã gắn kết đồng bào các tôn giáo với cả dân tộc. Và đồng bào các tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc, tăng thêm sức mạnh cho khối đại đoàn kết toàn dân. Ngày 3-9-1945 khi chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết" (Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, H.2011, tr.8). Ðiều này trở thành "một nguyên tắc của chính thể dân chủ cộng hòa" (Biên bản phiên họp Chính phủ ngày 20-9-1945) và quyền tự do tín ngưỡng của công dân Việt Nam đã được khẳng định trong Ðiều 10 Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới.

 Sau chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 16-3-1955, Quốc hội khóa I thông qua Nghị quyết bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Nghị quyết được luật hóa bằng Sắc lệnh số 234/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 16-4-1955. Chương 1 Sắc lệnh 234/SL đề cập tới cả ba phương diện của sự tồn tại tôn giáo trong xã hội: "Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào", "tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo" và "truyền bá tôn giáo". Các nội dung này hoàn toàn thống nhất với Ðiều 18 trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền được Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-1948: "Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phụng và áp dụng các nghi thức đạo giáo". Ðồng thời, Ðiều 15 Sắc lệnh 234/SL khẳng định: "Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền dân chủ cộng hòa luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện".

 Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, trong các văn bản có tính pháp lý cao nhất, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều được khẳng định trang trọng. Ðiều 70 Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà

nước". Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được toàn dân đóng góp ý kiến, còn bổ sung và nhấn mạnh thêm: "Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo". Cùng với đó là việc Quốc hội khóa XIII đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

 3. Cho đến nay, theo thống kê có tới 95% số dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó hơn 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Cả nước có khoảng 25.000 cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng bản địa cấp quốc gia hoặc do địa phương được tổ chức. Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam thành công tốt đẹp, Lễ bế mạc với sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có  sáu Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam, nữ tu sĩ, gần 500 nghìn lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam, nhiều hoạt động kỷ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh với sự tham dự của nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước, đại biểu đạo Tin lành đến từ Mỹ, Hàn Quốc,... Cho đến nay, rất nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo ở Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Ấn Ðộ,...; đồng thời nhiều hoạt động quốc tế rộng rãi, như: đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN... Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo,... qua đó đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

 Như vậy, ai đó nói rằng: Ở Việt Nam "tự do tôn giáo chỉ có trên giấy tờ" và "không có tính thực tiễn" là không có cơ sở. Ðó là cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, thiếu thiện chí đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong nhiều nỗ lực của mình, Nhà nước Việt Nam đã bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách tự do tôn giáo - với ba nguyên tắc cơ bản: bình đẳng về tín ngưỡng; bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân); bình đẳng về luật pháp. Việc bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được đặt hài hòa trong tương quan hài hòa với những yếu tố lịch sử - văn hóa của dân tộc, kết hợp với việc giữ vững an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc.

 Để giải quyết các vấn đề tôn giáo, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc thể chế hóa bằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 phù hợp với các Công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam, cũng như tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới. Quan hệ đang tiến triển tốt đẹp giữa Nhà nước Việt Nam với Vatican trong những năm gần đây có thể minh chứng cho điều này. Từ năm 1989, Việt Nam và Vatican đã có nhiều lần trao đổi đoàn làm việc. Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng Bốn Nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Hai bên ghi nhận Giáo huấn của Giáo hội về việc "sống phúc âm giữa lòng dân tộc" và "giáo dân tốt cũng là công dân tốt". Vatican đã cử Ðại diện không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 20 chuyến thăm tới 60/63 tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Có thể thấy một điều hiển nhiên là: Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam - từ chính thể dân chủ cộng hòa đến chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật - đó là sự thật không ai có thể xuyên tạc và phủ nhận./.

 TL 

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...