Danh sách bài viết

Vệ tinh nghiên cứu hố đen 273 triệu USD của Nhật mất tích

Cập nhật: 04/04/2016

Các nhà khoa học vũ trụ Nhật Bản đang tìm kiếm dấu vết của Hitomi, vệ tinh trị giá hơn 250 triệu USD, được phóng lên quỹ đạo để nghiên cứu hố đen.
Vệ tinh Hitomin nghiên cứu hố đen có giá trị 273 triệu USD.
Vệ tinh Hitomin nghiên cứu hố đen có giá trị 273 triệu USD. (Ảnh: JAXA)
Theo Cơ quan Khám phá Hàng không Nhật Bản (JAXA), lẽ ra đến nay vệ tinh Hitomi (Con mắt) trang bị công nghệ tối tân đã phải liên lạc với Trái Đất, nhưng không ai biết chính xác vị trí hiện nay của nó. Discovery News đưa tin, thiết bị chỉ liên lạc chớp nhoáng với đội nghiên cứu trên mặt đất, sau đó biến mất hoàn toàn. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng nó có thể đã vỡ thành nhiều mảnh.
"Chúng tôi đang xem xét tình huống một cách nghiêm túc", Saku Tsuneta, giám đốc Viện Khoa học Vũ trụ và Du hành trực thuộc JAXA, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 27/3. Theo phát ngôn viên của JAXA, 40 kỹ thuật viên đang cố gắng xác định vị trí của vệ tinh và thiết lập liên lạc với nó.
Vệ tinh Hitomi được JAXA hợp tác phát triển cùng với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và nhiều tổ chức khác, phóng lên quỹ đạo ngày 17/2. Thiết kế của Hitomi giúp nó quan sát tia X phát ra từ hố đen và các cụm thiên hà. Hố đen chưa bao giờ được quan sát trực tiếp, nhưng các nhà khoa học tin rằng chúng là những ngôi sao sụp đổ vào trong với trọng lực lớn tới mức không thứ gì có thể thoát ra.
Vệ tinh mất tích trị giá 273 triệu USD, bao gồm cả chi phí phóng, quay trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 580 km. Tên lửa chở theo vệ tinh phóng từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở niềm nam Nhật Bản.

Theo VnExpress

Nguồn: / 0

Thước phim về cuộc chiến đầu tiên giữa AI và phi công

Các ngành công nghệ

Một chiếc tiêm kích F-16 do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển tham gia trận không chiến đầu tiên với máy bay F-16 khác do người lái.

Phát triển thiết bị bay không người lái chạy bằng nhiên liệu hydro

Các ngành công nghệ

Với kinh phí đầu tư ban đầu là 3,6 triệu AUD (2,32 triệu USD), dự án Wildu sẽ phát triển một loại thiết bị bay không người lái y tế đặc biệt, chạy bằng nhiên liệu hydro.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết... bắt bệnh

Các ngành công nghệ

Nhà vệ sinh với các cải tiến có thể giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời giúp người lớn tuổi có thể ở nhà an toàn.

Boston Dynamics công bố dòng robot Atlas mới, thực hiện được những động tác bất khả thi với con người

Các ngành công nghệ

Gần một thập kỷ qua, robot Atlas do công ty công nghệ Boston Dynamics phát triển đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Siêu máy tính AI giống bản sao kỹ thuật số của Trái đất

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái Đất, có thể dự đoán thời tiết nhanh hơn nhiều so với dịch vụ thông thường.

Cuộc thi người đẹp AI đầu tiên trên thế giới

Các ngành công nghệ

Những người đẹp giành vị trí cao trong cuộc thi sắc đẹp trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới sẽ nhận được các phần giải thưởng trị giá lên tới hơn 20.000 USD.

Google Photos mở nhiều tính năng chỉnh sửa AI miễn phí tới người dùng

Các ngành công nghệ

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ được Google Photos cung cấp miễn phí tới cả người dùng iOS lẫn Android.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Elon Musk nói AI sắp vượt trội hơn người thông minh nhất

Các ngành công nghệ

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người thông minh nhất có thể được phát triển vào năm 2025 hoặc 2026.

Robot đã tự biết lừa bóng, qua người, ghi bàn

Các ngành công nghệ

Nhờ phương pháp đào tạo AI mới, những chú robot đã có thể tự động cải thiện kỹ năng và tham gia vào một trận bóng mô phỏng.