Danh sách bài viết

Vì sao Địa Trung Hải gánh thảm họa sóng nhiệt?

Cập nhật: 11/08/2023

Các nhà khoa học nhận định đợt sóng nhiệt đến sớm và kéo dài bất thường tại Địa Trung Hải vừa qua chắc chắn không xảy ra nếu không phải bởi biến đổi khí hậu.

Sóng nhiệt đến sớm ngay đầu mùa hè đang nung nóng hàng loạt quốc gia quanh địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algeria hay Morocco. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này gần như chắc chắn sẽ không xảy ra nếu không bởi biến đổi khí hậu, hậu quả từ hoạt động của con người, theo New York Times.

Sóng nhiệt bất thường

Cuối tháng 4, một khối không khí khô nóng từ di chuyển và ngự trị ngay phía trên khu vực phía Tây Địa Trung Hải, gây ra nền nhiệt độ thường chỉ có vào cao điểm mùa hè tháng 7, tháng 8.

Khu vực nội địa Tây Ban Nha ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong tháng 4 lên tới 44 độ C ở thành phố Seville. Ở Morocco, nhiệt kế ghi nhận nhiệt độ 41,1 độ C tại thủ đô Marrakesh, một kỷ lục mới trong tháng 4 tại quốc gia Bắc Phi.

Theo các dữ liệu thu thập được, hiện tượng nóng thiêu đốt kéo dài 3 ngày liên tiếp trong tháng 4 ở khu vực Địa Trung Hải là rất hiếm thấy, chỉ có 0,25% khả năng xảy ra trong bất cứ năm nào.

Tây Ban Nha ghi nhận nhiệt độ kỷ lục tháng 4 là 44 độ C tại Seville.
Tây Ban Nha ghi nhận nhiệt độ kỷ lục tháng 4 là 44 độ C tại Seville. (Ảnh: New York Times).

Theo ông Sjoukje Philip, chuyên gia khí hậu tại Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan, sóng nhiệt ở Địa Trung Hải vừa qua chắc chắn không thể xảy ra nếu không phải bởi biến đổi khí hậu do các hoạt động kinh tế của con người.

Bởi biến đổi khí hậu, đợt nắng nóng vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao hơn tới 3 độ so với những đợt nắng nóng xảy ra ở thời kỳ tiền công nghiệp.

Nhiều năm qua, bán đảo Iberia và vùng Bắc Phi đã vật lộn với nạn hạn hán. Lượng mưa ngày càng ít ỏi khiến các vụ mùa lúa mỳ của Morocco thiệt hại nặng.

Nhiệt độ cao và thiếu nước tưới cũng làm suy giảm sản lượng olive tại Tây Ban Nha, nước sản xuất dầu olive lớn nhất châu Âu. Giá dầu olive hiện ở mức cao nhất trong vòng 26 năm.

Fatima Driouech, chuyên gia môi trường Đại học Bách khoa Mohammed VI, cho biết khan hiếm nước đã gây tác động nghiêm trọng tới sinh kế của người dân khu vực Nam Âu và Bắc Phi.

"Diễn biến trong tương lai sẽ không khả quan hơn", bà Driouech cảnh báo.

Tình trạng cũng tạo ra rủi ro cháy rừng trên diện rộng. 2022 là năm Liên minh châu Âu ghi nhận tình trạng cháy rừng tồi tệ thứ hai kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2000.

Các đám cháy rừng năm ngoái đã thiêu rụi hơn 3.000km2 diện tích đất ở Tây Ban Nha. Tại nước láng giềng Bồ Đào Nha, diện tích cháy rừng lên đến hơn 1.000km2.

Hiểm họa từ

"Địa Trung Hải là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất ở châu Âu bởi biến đổi khí hậu. Các đợt sóng nhiệt sẽ không biến mất, chúng sẽ xảy ra ngày càng thường xuyên hơn cho tới khi chúng ta ngừng phát thải khí nhà kính", tiến sĩ Friederike Otto, chuyên gia Đại học Imperial London, nói, theo Guardian.

Nóng lên toàn cầu sẽ khiến sóng nhiệt xảy ra ngày càng thường xuyên và cực đoan hơn ở tất cả các lục địa trên thế giới, các nhà khoa học cảnh báo.

Để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của thời tiết cực đoan với từng giai đoạn, các nhà khoa học sử dụng phương pháp có tên "phân tích quy kết".

Bằng máy tính, các nhà khoa học nghiên cứu cùng một sự kiện xảy ra trong 2 lịch sử khí hậu khác nhau, một là dưới tác động của hàng thập kỷ phát thải khí nhà kính như hiện nay, hai là kịch bản giả tưởng không có phát thải khí nhà kính.

 Sóng nhiệt bất thường là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Sóng nhiệt bất thường là hậu quả của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters).

Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tác động của không chỉ sóng nhiệt, mà còn cả hạn hán, bão và các đợt lạnh.

Nghiên cứu cho thấy phát thải khí nhà kính, dẫn tới nóng lên toàn cầu đã khiến sóng nhiệt có nguy cơ xảy ra cao gấp 100 lần so với kịch bản không có phát thải. Nhiệt độ trong các đợt sóng nhiệt cũng cao hơn 3,5 độ C so với kịch bản giả tưởng không có nóng lên toàn cầu.

Sóng nhiệt thường được coi là tình trạng thời tiết cực đoan nguy hiểm nhất. Dữ liệu nạn nhân tử vong trong đợt sóng nhiệt tháng 4 chưa được công bố. Tuy nhiên trong năm 2022, các trận sóng nhiệt đã khiến 4.000 người tử vong ở Tây Ban Nha. Số nạn nhân tại Bồ Đào Nha là khoảng 1.000.

"Chúng ta cần khẩn trương có các biện pháp thích ứng để giảm tử vong vì sốc nhiệt", Roop Singh, chuyên gia trung tâm khí hậu của Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, nói.

Các cơ quan dự báo khí tượng toàn cầu đang tập trung dõi theo những biến đổi lớn trong năm nay. Lần đầu tiên sau 3 năm, El Nino sẽ quay trở lại, nhiều khả năng vào cuối năm.

Hiện chưa rõ El Nino sẽ xảy ra ở mức độ thế nào, kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên về tổng thể, El Nino sẽ gây ra hiện tượng nhiệt độ cao hơn trung bình trên phạm vi toàn cầu.

Trong bối cảnh Trái Đất vốn đã nóng hơn bởi sử dụng nhiên liệu hóa thạch, El Nino có thể gây ra mức nhiệt cao kỷ lục ở nhiều quốc gia, các chuyên gia cảnh báo.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.