Danh sách bài viết

Xét tuyển bằng thi đánh giá năng lực: Có ngành nhận từ mức 850 điểm

Cập nhật: 09/04/2024

LƯU Ý QUY ĐỊNH XÉT TUYỂN

Năm nay, 105 đơn vị đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước dự kiến sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển sớm. Mỗi trường có những quy định khác nhau về cách thức xét tuyển và điều kiện nộp hồ sơ, thí sinh (TS) cần lưu ý.

Thí sinh sau khi kết thúc giờ làm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM ngày 7.4

NHẬT THỊNH

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết dự kiến ngày 15.4 ĐH này công bố kết quả để TS thực hiện việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng trên hệ thống chung của ĐH Quốc gia TP.HCM bắt đầu từ ngày 16.4.

Trên hệ thống đăng ký chung của ĐH Quốc gia TP.HCM, TS thực hiện đăng ký nguyện vọng không giới hạn số lượng vào các ngành của hơn 50 đơn vị trong và ngoài hệ thống. Các đơn vị trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM sau khi thực hiện lọc ảo sẽ đảm bảo mỗi TS chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất. Các đơn vị ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM, TS thực hiện xét riêng theo quy định từng trường sau đó.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết trường chỉ nhận đăng ký xét tuyển phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực trên hệ thống chung của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Thí sinh thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM 2024: ‘Đề thi năm nay khó quá!’

Lưu ý với TS, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính nói: "Các trường sẽ công bố kết quả xét trúng tuyển có điều kiện của phương thức xét tuyển sớm dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, TS cần thực hiện đăng ký chính thức trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT trong thời gian quy định".

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN ĐẶC THÙ

Cùng xét tuyển điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, nhưng một số trường, ngành có cách thức xét tuyển đặc thù TS cần lưu ý.

Chẳng hạn, Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) có 2 phương thức xét với điểm kỳ thi đánh giá năng lực (5 - 10% chỉ tiêu). Trong đó, một phương thức xét kết hợp điểm thi đánh giá năng lực năm 2024 với điểm trung bình học các môn bậc THPT; phương thức khác dành tới 45% chỉ tiêu để xét riêng điểm kỳ thi đánh giá năng lực cộng điểm ưu tiên nếu có.

Ngoài cách tính điểm xét tuyển trên, TS xét tuyển vào các ngành đào tạo sức khỏe của Khoa Y còn phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.

PGS-TS-BS Phạm Anh Vũ Thụy, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và đào tạo sau ĐH Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết TS tham gia xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực thì yêu cầu phải có học lực giỏi lớp 12, riêng ngành điều dưỡng thì học lực khá trở lên. Trường hợp TS học trường THPT quốc tế không xếp loại học lực thì hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp.

Dự kiến ngày 15.4 ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả để TS thực hiện việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng

NHẬT THỊNH

Ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM, nhiều trường ĐH cũng có những quy định riêng với xét điểm kỳ thi này. Trường ĐH Sài Gòn dành 15% chỉ tiêu xét điểm kỳ thi năng lực nhưng không áp dụng cho các ngành đào tạo giáo viên.

Trường ĐH Tây nguyên công bố 35 ngành xét tuyển theo phương thức này năm nay. Trong đó, một số ngành có quy định chung ngưỡng đầu vào về học lực lớp 12 hoặc điểm xét tốt nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, trường ĐH cũng công bố chỉ nhận hồ sơ xét tuyển với TS đạt điểm thi từ mức 850 trở lên cho ngành y khoa; từ 700 điểm cho ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học và các ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành giáo dục thể chất); các ngành khác từ mức 600 trở lên… Ngoài ra, TS còn phải có học lực giỏi lớp 12 hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8,0 trở lên.

Cũng thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng Trường ĐH Bách khoa có quy định riêng trong xét điểm kỳ thi này. Trong phương thức xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí, điểm thi đánh giá năng lực là một trong 3 thành phần của tiêu chí học lực, chiếm tới 90% trọng số tổng điểm phương thức. Cụ thể, phương thức này đánh giá TS dựa trên 3 thành tố: tiêu chí học lực (90%), thành tích cá nhân (5%) và hoạt động xã hội văn thể mỹ (5%). Trong tiêu chí học lực, 3 thành phần điểm gồm: điểm học tập bậc THPT theo 6 học kỳ ứng với tổ hợp đăng ký xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm thi đánh giá năng lực năm 2024.

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển với phương thức này ở mức 600 trở lên điểm bài thi đánh giá năng lực và 18 điểm trở lên điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong trường hợp TS không thể tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, có thể thay thế bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhưng Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định tỷ lệ thay thế.

ĐH Quốc gia TP.HCM nói gì về nhận xét đề thi khoa học tự nhiên khó hơn khoa học xã hội?

Trước phản ánh của một số TS về việc các câu hỏi lĩnh vực khoa học tự nhiên khó hơn phần khoa học xã hội trong bài thi đánh giá năng lực đợt 1, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho rằng nhận xét của TS là cảm tính.

Tiến sĩ Chính cho biết, trước khi đưa vào sử dụng, đề thi luôn được căn chỉnh mức độ khó - dễ theo từng nhóm câu hỏi của từng phần theo các ma trận đề thi. Thực tế, từ kết quả bài làm của TS các năm trước cho thấy không có sự khác biệt mức độ khó - dễ giữa các phần.

Phân tích thêm, tiến sĩ Chính nói: "Nhận xét trên có thể dẫn đến nghi ngại rằng học sinh có thế mạnh về khoa học tự nhiên sẽ bất lợi hơn trong xét tuyển? Điều này sẽ không xảy ra trong bối cảnh các trường xét tuyển một bài thi tổng hợp đánh giá toàn diện học sinh. Chưa kể, học sinh có thể mạnh một lĩnh vực kiến thức cụ thể thường có xu hướng chọn ngành học thuộc các lĩnh vực đó. Như vậy, sự cạnh tranh ở đây là giữa các TS trong cùng nhóm ngành với cùng xu hướng môn học thế mạnh với nhau".

Ngoài ra, tiến sĩ Chính cho rằng: "Thông thường mọi người vẫn nghĩ khoa học xã hội dễ hơn khoa học tự nhiên, nhưng thực tế mỗi lĩnh vực có độ khó khác nhau. Chưa kể tùy từng người, có người học tự nhiên rất thoải mái nhưng học xã hội rất khó khăn và ngược lại".


Nguồn: / Theo Thanhnien

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...