Danh sách bài viết

10 tài năng trẻ nhận giải Quả cầu vàng 2020

Cập nhật: 23/03/2021

Giải thưởng do Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho các cá nhân xuất sắc không quá 35 tuổi, trong 5 lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường; công nghệ vật liệu mới.

Hội đồng giải thưởng đã chọn 10 gương mặt tiêu biểu trong 51 ứng viên để vinh danh. Nhiều cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia, có đề tài ứng dụng thực tế đem lại hiệu quả cao, có nhiều công trình khoa học chất lượng cao thuộc danh mục Q1, có nhiều bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích đã được công nhận, nhiều giải thưởng, huy chương trong nước và quốc tế...

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, Bệnh viện Đại học Y dược, TP.HCM nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020. Ảnh: TA.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, Bệnh viện Đại học Y dược, TP HCM nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020. Ảnh: TA.

10 gương mặt xuất sắc năm nay có độ tuổi 31 - 35, đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học danh tiếng trong nước, 5 tài năng trẻ người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia.

Mỗi cá nhân đạt giải thưởng được nhận cúp Quả cầu vàng, giấy chứng nhận đạt giải thưởng và huy hiệu "Tuổi trẻ sáng tạo" của Trung ương Đoàn kèm 20 triệu đồng tiền thưởng.

Cùng với Giải thưởng Quả cầu vàng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ cũng trao phần thưởng cho 20 nữ sinh viên tiêu biểu có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc ở 4 lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện, điện tử và cơ khí.

Các nữ sinh đồng thời được tặng bằng khen của Trung ương Đoàn và tiền thưởng 6,5 triệu đồng.

Sau 16 năm tổ chức, đã có 159 cá nhân được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng.

10 gương mặt nhận giải Quả cầu vàng năm 2020

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, 33 tuổi, Bệnh viện Đại học Y dược, TP HCM, lĩnh vực công nghệ y dược, có 25 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế, tác giả chính giáo trình "Miễn dịch đại cương", thành tích trong công tác phòng chống Covid-19.

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Văn Tú, 35 tuổi, giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K Hà Nội, lĩnh vực công nghệ y dược, có 6 bài báo công bố quốc tế, chủ nhiệm 8 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, chủ nhiệm một đề tài cấp quốc gia, 3 thử nghiệm lâm sàng; tham gia nhiều hoạt động khám, chữa bệnh tình nguyện, khám sàng lọc ung thư.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chinh, 30 tuổi, nghiên cứu viên, ĐH Tôn Đức Thắng, TP HCM, lĩnh vực công nghệ sinh học, có 37 bài báo công bố quốc tế, tham gia phản biện cho 16 tạp chí ISI.

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, 31 tuổi, giảng viên, Viện Sáng kiến sức khoẻ toàn cầu, ĐH Duy Tân, Đà Nẵng, lĩnh vực công nghệ sinh học, có 17 bài báo công bố quốc tế, tham gia 9 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học tại Hàn Quốc, hai giải thưởng báo cáo xuất sắc tại Hàn Quốc.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Thiện, 32 tuổi, nghiên cứu sau tiến sĩ, Viện Công nghệ quốc gia Kumoh, Hàn Quốc, lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, có 58 bài báo công bố quốc tế, hai báo cáo quốc tế xuất sắc, đồng tác giả 3 sáng chế, chủ nhiệm một đề tài khoa học cấp quốc gia.

Tiến sĩ Lý Quang Việt, 35 tuổi, nghiên cứu sau tiến sĩ, Trung tâm quốc gia hợp tác quốc tế nghiên cứu về kỹ thuật và khoa học màng lọc, Trường ĐH Công nghiệp Thiên Tân, Trung Quốc, lĩnh vực công nghệ môi trường, có 25 bài báo khoa học công bố quốc tế; nghiên cứu viên chính một đề tài cấp quốc gia tại Trung Quốc.

Tiến sĩ Đặng Đức Huy, 32 tuổi, giáo sư tập sự, ĐH Trent, Canada, lĩnh vực công nghệ môi trường, có 21 bài báo khoa học công bố quốc tế, tác giả chính một báo cáo khoa học xuất sắc tại hội thảo khoa học quốc tế.

Tiến sĩ Trần Văn Huy, 35 tuổi, điều phối viên hợp tác quốc tế, Hiệp hội ngành Nước Australia, lĩnh vực công nghệ môi trường, có 11 bài báo khoa học quốc tế; tác giả chính 2 báo cáo xuất sắc và 3 báo cáo đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo quốc tế; 3 giải nhất, một giải nhì quốc tế; sáng lập và điều hành trang của Mạng lưới chuyên gia trẻ ngành Nước Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Phan Thắng, 33 tuổi, giáo sư tập sự, ĐH Gachon, Hàn Quốc, lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, có 43 bài báo khoa học công bố quốc tế.

Tiến sĩ Đoàn Lê Hoàng Tân, 33 tuổi, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và phân tử, ĐHQG TP HCM, có 26 bài báo công bố quốc tế; 3 báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế; chủ nhiệm 4 đề tài cấp cơ sở; đồng tác giả một sáng chế Mỹ và tác giả chính một sáng chế trong nước.

Minh Tâm


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.