Danh sách bài viết

3 lỗi thường gặp khi học nghe giao tiếp

Cập nhật: 25/10/2023

Để giao tiếp tiếng Anh thành thục và hiệu quả, người học ngoại ngữ không thể bỏ qua quá trình luyện tập kỹ năng nghe. Do đó, nếu sau một thời gian dài học tiếng Anh nhưng vẫn không thể giao tiếp trôi chảy và tự tin, nguyên nhân có thể do bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Dưới đây, giáo viên tại Ms Hoa Giao tiếp, cô Ruby chỉ ra 3 sai lầm khi học nghe giao tiếp người học dễ mắc phải.

Ms Ruby, giáo viên tiêu biểu tại Ms Hoa Giao Tiếp.

Ms Ruby, giáo viên tiêu biểu tại Ms Hoa Giao Tiếp.

Không học phát âm bài bản

Phát âm không chính xác có thể khiến bạn gặp rắc rối khi nghe không hiểu đối phương nói gì và nói nhưng người đối diện không thể hiểu. Vì vậy, dù sở hữu vốn từ vựng "khủng" hay nền tảng ngữ pháp vững chắc đến đâu, phát âm không chuẩn vẫn có thể là trở ngại lớn trong giao tiếp tiếng Anh của người học.

Để cải thiện lỗi sai này, người học tiếng Anh cần đầu tư thời gian học phát âm theo IPA (International Phonetic Alphabet - Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế) và luyện tập nhiều hơn để biến những kiến thức học được về phát âm trở thành thói quen và bản năng, từ đó cải thiện khả năng nghe tiếng Anh và dần dần tiến bộ hơn trong giao tiếp.

Chỉ luyện nghe một giọng tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Do số lượng người sử dụng ngôn ngữ Anh rất lớn và đến từ nhiều vùng miền lãnh thổ khác nhau nên họ mang theo đa dạng giọng và phong cách nói tiếng Anh. Nếu người học chỉ luyện nghe với một giọng tiếng Anh riêng biệt, bạn sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác.

Việc khắc phục sai lầm này là bạn cần sử dụng nhiều nguồn nghe với những giọng nói tiếng Anh đa dạng hơn. Những nguồn nghe này không nhất thiết phải là nguồn học thuật. Các bạn có thể lựa chọn luyện nghe qua âm nhạc, phim ảnh, podcast... theo sở thích để vừa tạo hứng thú khi nghe mà vẫn thấy được hiệu quả trong phản xạ nghe.

Nghe quá khó so với trình độ

Nhiều người lầm tưởng rằng muốn nâng cao trình độ nghe thì phải nghe nhiều và nghe những bài càng khó thì càng hiệu quả và nhanh tiến bộ. Tuy nhiên, khi khả năng nghe còn yếu, từ vựng, ngữ pháp và phát âm đều chưa vững, việc sử dụng những nguồn luyện tập quá sức không chỉ khó giúp bạn tiến bộ mà còn dễ khiến bạn nảy sinh tâm lý chán nản và thiếu tự tin.

Do đó, thay vì cố gắng nghe để hiểu 100% nội dung mà mình đang không hiểu gì, hãy làm quen dần với những bài có tốc độ vừa phải, từ vựng không quá phức tạp. Sau đó, khi đã hiểu được khoảng 70-80% bài nghe, bạn có thể nâng dần độ khó của nguồn nghe. Đây là cách luyện tập hiệu quả và bền vững hơn nhiều.

Vũ Thuỷ


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?