Danh sách bài viết

3 người dân Châu Âu sẵn sàng tự biến mình thành "nửa người nửa máy" để có siêu sức mạnh

Cập nhật: 10/10/2022

Cyborg là thuật ngữ chỉ những kẻ nửa người nửa máy, tồn tại cả hai phần sinh học và nhân tạo. So với con người bình thường, cyborg sử dụng các thiết bị máy móc được tích hợp hoàn hảo vào cơ thể để thay thế một số bộ phận bị hỏng hóc và thậm chí còn tăng cường một số chức năng tiêu biểu.

Theo một khảo sát vừa được thực hiện mới đây. 2/3 người dân các nước Tây Âu sẵn sàng cường hóa’ cơ thể để biến thành cyborg để cải thiện cuộc sống và sức khỏe của họ.

Được ủy quyền bởi công ty an ninh mạng nổi tiếng Kaspersky (Nga), cuộc khảo sát cho thấy 63% người được hỏi bày tỏ sự quan tâm đến việc "nâng cấp" cơ thể bằng công nghệ ít nhất một hoặc hai lần. Tuy nhiên, kết quả khảo sát có sự khác biệt giữa các quốc gia tại Tây Âu. Chỉ có 25% người Anh quan tâm tới việc cấy ghép các thiết bị công nghệ vào người, trong khi con số này ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lên tới 60%.

Trong tương lai, con người sẽ tự biến mình thành cyborg để có được "siêu sức mạnh".
Trong tương lai, con người sẽ tự biến mình thành cyborg để có được "siêu sức mạnh".

Marco Preuss, Giám đốc nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky, cho biết: "Cường hóa con người là một trong những xu hướng công nghệ quan trọng nhất hiện nay. Chúng ta cần đặt ra các tiêu chuẩn chung để đảm bảo việc nâng cấp đạt được tiềm năng cao nhất, đồng thời giảm thiểu được rủi ro".

Được biết, nghiên cứu do Opinium Research thực hiện đã khảo sát ý kiến của 14.500 người trên 16 quốc gia châu Âu - bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Kết quả khảo sát cho thấy, người Pháp và Thụy Sĩ – giống như người Anh - đều bày tỏ sự e ngại với việc "cường hóa" cơ thể bằng máy móc. Chỉ có 32% người Pháp và 36% người Thụy Sĩ khi được hỏi cho biết họ sẽ cân nhắc thực hiện điều này.

Đáng chú ý, hầu hết người được khảo sát đều hi vọng các phương pháp cấy ghép máy móc sẽ giúp cuộc sống của loài người trở nên tốt đẹp hơn.Tuy nhiên, vẫn có một số ít lo ngại hướng đi công nghệ mới này sẽ nguy hiểm cho xã hội và có thể bị tin tặc khai thác. Đặc biệt, phần lớn những người được hỏi đều cho rằng, hiện tại chỉ những người có tài chính tốt mới có khả năng tiếp cận với công nghệ cường hóa cơ thể bằng máy móc.

Đưa con người lên một tầng cao mới

Các phương pháp cường hóa tiềm năng nhất hiện nay rất đa dạng. Chúng ta có thể sử dụng thiết bị công nghệ để đẩy hoạt động trí não đến mức cực hạn, hoặc cấy ghép máy móc để chống lại ung thư. Bên cạnh đó, một số phương pháp cường hóa cơ thể còn giúp cuộc sống hàng ngày tiện lợi hơn, đơn cử như cấy ghép chip vào cánh tay để mở khóa oto hay cửa điện tử.

Vào tháng trước, Neuralink – startup công nghệ Elon Musk thành lập vào năm 2016 đã chính thức công bố thiết bị giúp con người "cộng sinh với trí tuệ nhân tạo". Sản phẩm cụ thể Neuralink  đang phát triển là một con chip cấy ghép được trực tiếp vào não bộ.

Được Musk miêu tả như "một thiết bị Fitbit trong hộp sọ của bạn với những sợi dây nhỏ xíu", con chip có kích thước siêu nhỏ này tích hợp tới hơn 1.000 dây dẫn với khả năng đọc hoặc ghi hoạt động trí não của bạn. Theo đó, con chip cấy trực tiếp vào não này giúp con người làm rất nhiều việc: Từ stream nhạc trực tiếp từ internet vào não, tăng cường thính giác cho người đeo, chữa trị trầm cảm cho đến các bệnh thần kinh như Parkinson…


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.