Danh sách bài viết

46 năm trên đấu trường Olympic quốc tế của học sinh Việt

Cập nhật: 22/10/2022

Việt Nam lần đầu có đội tuyển dự thi Olympic Toán quốc tế vào năm 1974, Vật lý năm 1981, Tin học năm 1989, Hóa học và Sinh học năm 1996. Số lượng thí sinh dự thi mỗi năm từ 4 đến 6, tùy theo môn.

Với lịch sử 46 năm tham dự (hai lần vắng mặt năm 1977 và 1981), cùng với việc có nhiều thí sinh dự thi nhất (6 thí sinh mỗi năm), thành tích của đội tuyển Toán ở cuộc thi Olympic Toán quốc tế (IMO) đứng đầu so với các môn khác, với 67 huy chương vàng, 113 bạc và 80 đồng. Thứ hạng cao nhất đội tuyển đạt được là hạng 3 toàn đoàn vào các năm 1999, 2007 và 2017. 10 người Việt Nam từng đạt điểm tuyệt đối ở kỳ thi này.

Olympic Sinh học quốc tế là nơi Việt Nam giành ít thành tích nhất trong năm môn. Sau 26 năm tham dự (mỗi năm 4 học sinh), Việt Nam giành 8 huy chương vàng, 19 bạc và 54 đồng.

Giai đoạn 10 năm qua (từ 2013 đến 2022) đóng góp nhiều huy chương nhất vào thành tích chung. Với môn Toán, 21 trong số 67 huy chương vàng đoạt được ở giai đoạn này.

Nhiều thành tích khác cũng được ghi nhận. Như năm nay, Việt Nam có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 42/42 ở IMO. Đó là em Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 12 của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Cách đây hai năm, Ngô Quý Đăng cũng dự thi và trở thành học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng ở kỳ thi vốn dành cho học sinh lớp 12 này.

Ở môn Vật lý, 25/40 huy chương vàng giành được là ở giai đoạn 10 năm qua. Năm nay, cuộc thi này cũng ghi nhận học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam đoạt huy chương vàng. Thành tích này thuộc về em Võ Hoàng Hải, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên.

Tương tự, số huy chương vàng ở môn Hóa học, Sinh học và Tin học từ năm 2013 đến 2022 cũng nhiều hơn giai đoạn trước đó. Đặc biệt với môn Sinh, Việt Nam giành 8 huy chương vàng trong 26 năm tham gia thì 7 vàng giành được trong 10 năm qua.

Việc Việt Nam giành thành tích cao trên đấu trường Olympic quốc tế, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây là nhờ nhiều yếu tố, trong đó có việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài.

Theo nghiên cứu Mô hình đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán ở Việt Nam: Thành tựu và Kinh nghiệm, của Tiến sĩ Trần Cường và Tiến sĩ Lưu Bá Thắng, để lựa chọn được những học sinh có năng khiếu Toán, hệ thống chuyên Toán ở Việt Nam dựa vào một kỳ thi đầu vào hàng năm của các trường chuyên. Để vượt qua kỳ thi này, hầu hết thí sinh phải trải qua một quá trình rèn luyện công phu và tập dượt với hàng chục kỳ thi có tính cạnh tranh cao, thường bắt đầu từ đầu cấp THCS.

TS Lưu Bá Thắng, giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội, cho hay sự hướng dẫn, đồng hành bởi những giáo viên có chuyên môn rất quan trọng. Đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia dạy học sinh chuyên Toán luôn được tuyển chọn khắt khe với tiêu chuẩn cao về bằng cấp; thường ưu tiên cựu học sinh chuyên Toán, những người từng tham dự và đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Ở cuối chu kỳ thi cử, Việt Nam có một lực lượng hùng hậu những chuyên gia huấn luyện, bồi dưỡng cho đội tuyển Olympic tham dự kỳ thi Olympic quốc tế, như ở môn Toán là các thầy Lê Anh Vinh, Đặng Hùng Thắng, Sĩ Đức Quang, Trần Nam Dũng, Lê Bá Khánh Trình, Vũ Đình Hòa, Vũ Thế Khôi, Nguyễn Chu Gia Vượng, Lưu Bá Thắng, Phạm Đức Hiệp...

Sáu học sinh Việt Nam dự Olympic Toán học quốc tế năm 2022 tại Na Uy. Ảnh: MOET

Sáu học sinh Việt Nam dự Olympic Toán học quốc tế năm 2022 tại Na Uy. Ảnh: MOET

Không chỉ ở môn Toán, việc phát hiện, tuyển chọn học sinh qua các kỳ thi từ cấp trường, tỉnh, quốc gia, chọn đội tuyển, tập huấn trước kỳ thi cũng được đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhìn nhận là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích của học sinh Việt Nam ở cuộc thi Olympic quốc tế các môn học.

Với những môn có phần thi thực hành như Vật lý, Hóa học, Sinh học, những năm đầu tham gia, Việt Nam không có huy chương vàng, nhưng giai đoạn 10 năm trở lại đây ghi nhận nhiều do cải thiện được kỹ năng của học sinh ở phần thực hành thay vì chỉ giỏi lý thuyết như trước.

Việc đầu tư cho thực hành được thể hiện rõ ở việc tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận môi trường sớm, không chỉ được luyện tập ở trường phổ thông mà còn ở các phòng thí nghiệm hiện đại thuộc các đại học.

Như năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam có học sinh đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành ở Olympic Hóa học quốc tế. Trần Bá Tân, cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, một trong ba thí sinh giành điểm tuyệt đối phần thực hành năm đó, chia sẻ kết quả đạt được là nhờ được rèn luyện rất nhiều trước khi lên đường thi đấu. Em và các bạn trong đội tuyển đã tập trung cải thiện phần thực hành một cách nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của thầy cô, thay vì chỉ tập trung vào lý thuyết.

Bên cạnh đó, sự cống hiến, nỗ lực của giáo viên; thành tích của những năm trước hay các tấm gương học sinh giỏi, vượt khó để giành huy chương quốc tế cũng tạo động lực cho học sinh khóa sau.

Sự động viên, khuyến khích của ngành giáo dục và của các địa phương với những thí sinh có thành tích tốt ngày càng lớn. Tại Vĩnh Phúc, HĐND tỉnh có chính sách thưởng cho học sinh; giáo viên có học sinh đoạt giải, đỗ thủ khoa trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Học sinh đoạt huy chương vàng Olympic quốc tế được trao thưởng 400 triệu đồng, bạc là 300, đồng 200, khuyến khích 150 triệu đồng. Giáo viên trực tiếp giảng dạy được hưởng 80% mức thưởng học sinh. Năm 2021, tỉnh này thưởng hơn một tỷ đồng cho 5 thầy trò có giải Olympic quốc tế.

Dương Tâm


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...