Danh sách bài viết

7 đệ nhất quân sư của Trung Hoa cổ đại

Cập nhật: 20/09/2020

Lịch sử Trung Hoa cổ đại có rất nhiều bậc quân sư đã để lại cho người đời sau muôn phần khâm phục. Nhiều trong đó là những bậc anh tài kiệt xuất, tiếng tăm lẫy lừng, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù rất khó để tìm ra được người giỏi nhất trong tất cả các vị quân sư này nhưng 7 cái tên sau đây có thể xem là những cái tên nổi bật nhất Trung Hoa cổ đại.

1. Khương Tử Nha (1156 - 1017 TCN)

Khương Tử Nha
Quân sư kiệt xuất Khương Tử Nha

Khương Tử Nha, nguyên họ tên là Khương Vọng, còn tên là Tử Nha, vốn thuộc thị tộc mang huyết thống họ Khương, sau thiên cư sang đất Lã (phía Tây Nam Dương, Hà Nam ngày nay) nên đổi sang họ Lã. Khi làm Thái sứ triều Chu, được tôn xưng là Sư Thượng phu (người cha tôn kính của quân đội) nên đời sau gọi ông là Lã Thượng. Ông phò tá Chu Vũ Vương diệt nhà Thương, đồng thời cũng là người gây dựng nên nước Tề, nhờ có công mà ông được phong cho đất Tề và trở thành thủy tổ của nước Tề thời Chu. Trở thành Quốc Quân một nước chư hầu, Lã Thượng đã thi hành một chính sách sáng suốt và khôn khéo để thu phục lòng người, như tôn trọng phong tục bản địa, đơn giản mọi lễ nghi phiền toái, mở mang công thương nghiệp, khai thác nguồn lợi của nghề đánh cá, làm muối... . Tề sau này trở thành một nước mạnh suốt trong thời Tây và Đông Chu là nhờ công khai sáng của Lã Thượng.

Trong lịch sử Trung Hoa, Khương Tử Nha là nhà chính trị, nhà quân sự và mưu lược nổi tiếng nhất. Khương Tử Nha thọ đến 139 tuổi. Dân gian Trung Quốc cũng lưu truyền câu nói rằng "Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn".

Đã có nhiều truyền thuyết được lưu truyền xung quanh cuộc đời ông trước khi ông theo phò tá nhà Chu, hầu hết đều đề cập tới việc ''Lã Vọng là con cháu của một dòng họ quý tộc đã sa sút cuối đời Thượng, thời niên thiếu được hấp thụ nền giáo dục dành riêng cho giới quý tộc nên có học vấn uyên bác. Sau vì lận đận nhiều trong cuộc sống, không được vua Trụ trọng dụng, ông phiêu bạt khắp nước và rồi về ngồi câu cá bên Sông Vị để chờ thời". Điển tích này là đề tài cho bức tranh ông già buông cần câu bên Sông Vị. Sau Chu Văn Vương đi tới, gặp gỡ và đàm đạo, phát hiện ra ông là nhân tài xuất chúng liền đón về, phong làm Thái sư - chức quan cao nhất cả về quân sự và chính trị đầu đời Chu.

2. Tôn Tẫn

Tôn Tẫn
Quân sư kiệt xuất Tôn Tẫn

Tôn Tẫn là vị quân sư nổi danh thời Chiến Quốc, là hậu duệ của Tôn Vũ. Thuở niên thiếu, ông từng cùng với Bàng Quyên theo học binh pháp của Quỷ Cốc Tử. Sau khi Bàng Quyên làm tướng nhà Ngụy, liền đố kỵ với tài của Tôn Tẫn mà lừa gạt ông đến nước Ngụy rồi vu tội cho, khiến Tôn Tẫn bị chặt xương đầu gối (tẫn hình). Chữ Tẫn trong tên của ông xuất phát từ hình phạt này mà ra. Sau này ông được sứ giả nước Tề đưa về Tề Quốc. Tướng Tề là Điền Kỵ phục tài của Tôn Tẫn nên đã tâu với Tề Uy Vương phong ông làm thầy. Thời ấy, Tề Uy Vương đang tranh chấp cùng Ngụy nên muốn thu nhận hiền tài, coi trọng tài năng quân sự của Tôn Tẫn mà thu nhận ông làm quân sự. "Tôn Tẫn binh pháp" của ông là kế thừa tư tưởng quân sự của Tôn Vũ.

3. Trương Lương (250 - 186 TCN)

Trương Lương
Trương Hàm Dư vai Trương Lương trong phim "Hồng Môn Yến"

Trương Lương tự là Tử Phòng, là mưu thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất thời Tần mạt, Hán sơ kỳ. Ông là người có công lớn trong khai quốc Hán Vương triều. Trương Lương được xưng là một trong ba người tài giỏi xuất chúng thời đầu nhà Hán (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà).

Do có công lao trong chiến tranh Hán - Sở, Trương Lương được Lưu Bang (tức Hán Cao Tổ) hết sức kính trọng và đánh giá: ''Bàn định mưu lược trong màn trướng, quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm, ta không bằng Trương Lương" và cho ông được chọn lấy một vùng có ba vạn hộ ở đất Tề để phong, nhưng Trương Lương từ tạ, chỉ xin nhận phong ở đất Lưu - một vùng nhỏ hẹp hơn nhiều là nơi mà Trương Lương gặp Lưu Bang ngày trước. Hán Cao Tổ liền phong ông là Lưu hầu.

Tài năng của Trương Lương trong việc phò tá Lưu Bang dựng nên nghiệp nhà Hán đã tỏ rõ ông có tầm nhìn chính trị xa rộng, năng lực phân tích tâm lý tinh tế, nhãn quan chiến lược sắc sảo và tài phân tích, thu phục lòng người khôn khéo.

Những năm cuối đời, Trương Lương sống như một ẩn sĩ. Khi viết Sử ký, nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên đã xếp những câu chuyện về ông vào phần Thế gialà phần dành cho những nước chư hầu, những người có địa vị lớn trong giới quý tộc, những nhân vật nổi tiếng như Trần Thiệp (tức Trần Thắng) hay Khổng Tử, trong khi chỉ xếp truyện về Hàn Tín vào phần Liệt truyện (những người hoặc sự kiện kém quan trọng hơn.

4. Gia Cát Lượng (181 - 234)

Gia Cát Lượng
Nhà tiên tri Gia Cát Lượng

Theo Bách khoa toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Ông là nhà quân sự, chính trị, tản văn và nhà phát minh trứ danh trong lịch sử Trung Hoa với các chiến thuật quân sự nổi tiếng như Bát trận đồ(Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).

Gia Cát Lượng được Lưu Bị mời ra làm quan, theo Lưu Bị trên khắp các chiến trường, thành lập Thục Hán và được phong làm thừa tướng. Năm 223 sau khi Lưu Bị chết, Lưu Thiền kế vị hoàng đế Thục Hán, Gia Cát Lượng được phong tước vị làm Võ Vương Hầu, trở thành người lãnh đạo quân sự chính trị quan trọng tối cao của Thục Hán. Sau khi qua đời, ông được phong làm Trung Võ Hầu nên người đời sau thường gọi ông là Gia Cát Võ Hầu hay Võ Hầu.

5. Vương Mãnh (325 - 375)

Vương Mãnh
Nhà quân sự nổi tiếng Vương Mãnh

Vương Mãnh tên chữ là Cảnh Lược, người Bắc Hải thời Đông Tấn. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự nổi danh của thời kỳ Thập lục quốc, thừa tướng của nước Tiền Tần, đại tướng quân, phụ tá Phù Kiên bình định thiên hạ, thống nhất phương bắc. Thuở nhỏ, Vương Mãnh sống trong cảnh nghèo khó nhưng yêu thích học tập, đọc sách binh pháp. Ông là người cẩn trọng, khí độ bất phàm, không câu nệ tiểu tiết, cũng hiếm khi hòa hợp với người khác, ít kết giao nên bị các học giả thời ấy khinh thường. Tuy nhiên, Vương Mãnh không vì thế mà cảm thấy buồn bã.

6. Triệu Phổ (922 - 992)

Triệu Phổ
Tượng Triệu Phổ

Triệu Phổ tự là Tắc Bình, là nhà chính trị kiệt xuất thời đầu Bắc Tống và cũng là mưu sĩ nổi danh trong lịch sử Trung Hoa. Triệu Phổ 3 lần làm tướng, nổi danh 1 triều, làm chính trị 50 năm, thọ 71 tuổi. Triệu Phổ ít đọc sách nhưng lại túc trí đa mưu. Ông chỉ có quyển "Bán bộ Luận ngữ trị thiên hạ".

7. Lưu Cơ (1311 - 1375)

Lưu Cơ
Quân sư tài ba Lưu Cơ

Lưu Cơ tự là Bá Ôn, sinh năm 1311 tại thôn Dương Võ, huyện Thanh Điền. Ông là nhà mưu lược quân sự kiệt xuất cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh. Ông vừa là nhà chính trị, tác gia và nhà tư tưởng, thông kinh sử hiểu thiên văn, tinh binh pháp. Ông là người Hán và là khai quốc công thần triều Minh.

Lưu Bá Ôn là công thần khai quốc của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học từng có truyền thống chiến đấu dũng cảm chống lại quân xâm lược Nguyên Mông trước đây. Nhờ chăm chỉ, đam mê đọc sách nên ông sớm làu thông kinh sử, văn chương, binh pháp và thiên văn. Năm Nguyên Thống thứ nhất đời Nguyên Thuận Đế (1333), ông thi và đỗ tiến sĩ, rồi được bổ làm quan, nhưng vì bị chèn ép, chỉ trích nên ông bỏ về ở ẩn năm 1360.

Từ sau khi trở thành mưu sĩ tài ba của Chu Nguyên Chương, ông đã giúp Chu Nguyên Chương lần lượt đánh bại các tập đoàn quân phiệt khác như Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành, nhiều lần biến nguy thành an. Các chiến thắng quan trọng ở thành Thái Bình, An Khánh, Giang Châu, hồ Bà Dương chống Trần Hữu Lượng, ở Kiến Đức chống lại Trương Sĩ Thành cũng như việc quy hàng của Phương Quốc Trân và nhiều thế lực địa phương khác đều do Lưu Bá Ôn bày mưu tính kế. Đặc biệt tại hồ Bà Dương, ông cùng với Chu Nguyên Chương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến và đã một lần cứu thoát Chu Nguyên Chương khỏi bị đạn pháo của quân địch bắn trúng.

Nắng Mai - Tổng Hợp

Nguồn: / 0

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.