Danh sách bài viết

'Bê bối' tại Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Nhà trường nói gì?

Cập nhật: 25/04/2024

Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, nhóm đầu tư đại diện cho 40% số vốn của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (sau đây gọi là nhóm đầu tư) đã có đơn tố cáo gửi báo chí việc ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó hiệu trưởng thường trực nhà trường dùng dấu chữ ký (chữ ký khô) của GS Trần Phương, Hiệu trưởng nhà trường, từ nhiều năm nay để điều hành hầu hết các hoạt động của trường.

Nhóm đầu tư cũng gửi nội dung tố cáo tương tự đến Thanh tra Bộ GD-ĐT. Thanh tra Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi HUBT đề nghị trường báo cáo một số nội dung liên quan.

Công văn 1625 của HUBT gửi Thanh tra Bộ GD-ĐT chủ yếu xoay quanh vấn đề nhà trường sử dụng chữ ký khô của GS Trần Phương

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Ngày 19.4, nhà trường đã có Công văn số 1625/CV-BGH do Phó hiệu trưởng, GS Vũ Văn Hóa ký, trả lời công văn của Thanh tra Bộ GD-ĐT.

Chiều nay, 25.4, sau nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó hiệu trưởng thường trực HUBT, Báo Thanh Niên đã được nhà trường cung cấp bản phô tô Công văn 1625/CV-BGH.

Hàng ngày hiệu trưởng không đến làm việc ở trường

Trả lời câu hỏi của Thanh tra Bộ GD-ĐT: "Hiện nay GS Trần Phương có điều hành công việc hàng ngày của trường với chức vụ hiệu trưởng theo quy định của pháp luật hay không? Trong trường hợp không điều hành công việc hàng ngày thì nêu rõ lý do", Công văn 1625/CV-BGH cho biết ba nội dung cơ bản:

Trong vài năm gần đây, do điều kiện sức khỏe và tuổi cao, Hiệu trưởng, GS Trần Phương ít có điều kiện trực tiếp đến trường; GS Trần Phương phân công cho các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm giải quyết một số công việc thường xuyên của trường; hiệu trưởng trực tiếp quyết định những công việc quan trọng trên cơ sở hồ sơ, báo cáo.

Công văn 1625/CV-BGH xác nhận hiệu trưởng "không trực tiếp đến trường"; đồng thời đưa ra nhận định "nhưng hiệu trưởng vẫn nắm chắc và đầy đủ thông tin, hoạt động của trường".

Căn cứ để Công văn 1625 đưa ra nhận định này gồm các yếu tố: văn phòng trường cử một cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyển hồ sơ, báo cáo giữa nhà trường với hiệu trưởng; hiệu trưởng có trợ lý riêng quản lý văn phòng riêng, kiêm thư ký liên lạc, giúp hiệu trưởng nhận hồ sơ, cáo cáo, truyền tải chỉ đạo bằng văn bản của hiệu trưởng tới các phó hiệu trưởng hoặc thủ trưởng các đơn vị; hiệu trưởng ủy quyền cho luật sư thay mặt và nhân danh hiệu trưởng dự các cuộc họp của trường và các phòng ban thuộc trường.

Từ năm 2017 sử dụng dấu chữ ký của GS Trần Phương

Công văn 1625 cho biết, thời gian nhà trường bắt đầu sử dụng dấu chữ ký (chữ ký khô) là từ năm 2017. Lý do sử dụng chữ ký khô là vì hàng năm số sinh viên tốt nghiệp của trường rất lớn, nhà trường dùng chữ ký khô của Hiệu trưởng, GS Trần Phương là để đảm bảo việc ký bằng tốt nghiệp cho sinh viên.

Ngày 18.9.2017, trường đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị GS Trần Phương được sử dụng dấu chữ ký để đóng dấu các văn bằng thuộc thẩm quyền ký của nhà trường. Công văn 1625 không cho biết Bộ GD-ĐT trả lời như thế nào về đề nghị này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên thì vào thời điểm trên Bộ GD-ĐT không có bất kỳ văn bản nào trả lời đề nghị này.

Ngày 26.10.2017 trường có công văn gửi Bộ GD-ĐT và UBND TP.Hà Nội giới thiệu mẫu chữ ký của GS Hiệu trưởng Trần Phương.

Ngày 14.11.2017 nhà trường ban hành quy chế quản lý văn bản của nhà trường, trong đó tại Điều 10 của quy chế có quy định về nội dung quản lý và sử dụng dấu chữ ký của hiệu trưởng.

Vẫn Công văn 1625 giải thích: Năm 2020, do chưa bầu được hội đồng trường, do có nhiều diễn biến phức tạp, do tình hình sức khỏe của hiệu trưởng, nhà trường đã gửi công văn cho Bộ GD-ĐT đề nghị hiệu trưởng nhà trường tiếp tục sử dụng dấu chữ ký để ký văn bằng, hoặc được chỉ định một phó hiệu trưởng ký văn bằng. Ngày 28.7.2020, trường nhận được công văn số 1274/QLCL-QLVBCC của Bộ GD-ĐT do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ký, có ý kiến như sau: "1. Phó hiệu trưởng phải được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ phụ trách trường thì mới có thẩm quyền ký văn bằng chứng chỉ của trường; 2. Hiện tại không có quy định về dấu chữ ký".

Công văn 1625 viết: "Do không có quy định không cho sử dụng dấu chữ ký khi cấp văn bằng chứng chỉ theo hướng dẫn trên, nên từ đó đến nay, GS Trần Phương thực hiện sử dụng dấu chữ ký khi cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên".

Chữ ký khô của GS Trần Phương được sử dụng trong trường hợp nào?

Theo nội dung Công văn 1625 có thể hiểu, từ năm 2017 đến năm 2020 nhà trường "đơn phương" sử dụng con dấu khô của GS Trần Phương để ký văn bằng, chứng chỉ cho người học. Trong khi đó, theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, giai đoạn này Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT (ban hành quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân) vẫn còn hiệu lực. Khoản 1, điều 20 của quy chế có quy định: "Trong trường hợp thật cần thiết, do khối lượng văn bằng phải ký quá nhiều, người có thẩm quyền cấp văn bằng không thể ký trực tiếp vào văn bằng, thì phải trình cơ quan có thẩm quyền và được cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp cho phép mới được sử dụng dấu chữ ký đóng lên văn bằng".

Còn từ năm 2020 đến nay, HUBT có thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc sử dụng chữ ký khô của hiệu trưởng đóng lên văn bằng tốt nghiệp của sinh viên thì dư luận chờ kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT.

Ngoài ra, theo phản ánh của nhóm đầu tư, HUBT dùng chữ ký khô của GS Trần Phương đóng lên nhiều loại giấy tờ khác chứ không chỉ trên văn bằng, chứng chỉ. Công văn của Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu HUBT báo cáo "các loại giấy tờ, công văn đóng dấu chữ ký", nhưng Công văn 1625 đã không hề đề cập đến nội dung này.

Ở một nội dung báo cáo khác, Công văn 1625 cũng đã phản bác thông tin của bên tố cáo là ông Nguyễn Công Nghiệp không sử dụng chữ ký khô của GS Trần Phương, mà chính GS Trần Phương sử dụng chữ ký khô của mình. Công văn 1625 cũng nhiều lần nhấn mạnh ý ông Trần Công Nghiệp không sử dụng "chữ ký giả" của GS Trần Phương.

Công văn 1625 viết: "Trên thực tế, Phó hiệu trưởng thường trực Nguyễn Công Nghiệp và Văn phòng trường không sử dụng dấu chữ ký của GS Hiệu trưởng Trần Phương. Mọi dấu chữ ký trên các văn bản đã lưu hành đều do chính GS Hiệu trưởng Trần Phương đóng dấu chữ ký." Nhưng chính qua trả lời này cho thấy, chữ ký khô của GS Trần Phương đã được sử dụng trên rất nhiều loại giấy tờ, công văn của HUBT, chứ không chỉ trên văn bằng chứng chỉ cấp cho người học.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Kaito Kid 'đoán đề', thí sinh trắng đêm giải mã: 'Việt Bắc', 'Đất nước' được 'gọi tên'?

Giáo dục và đào tạo

Sáng nay (28.6), thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với môn thi đầu tiên là ngữ văn. Để chuẩn bị, nhiều thí sinh chọn thao thức đến nửa đêm để giải mã hình ảnh 'đoán...

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Đề thi, bài thi được bảo quản ra sao ?

Giáo dục và đào tạo

Phần lớn hội đồng thi hiện nay đang áp dụng hình thức giao đề 1 lần và thu bài thi 1 lần. Do vậy, các điểm thi có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong khâu bảo quản đề thi và bài thi của...

Sáng nay, hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo chương trình cũ

Giáo dục và đào tạo

Sáng nay (27.6), hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT với bài thi đầu tiên là môn ngữ văn.

Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh sôi nổi đoán đề nhưng không dám 'tủ'

Giáo dục và đào tạo

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là năm cuối theo chương trình phổ thông cũ, nhiều thí sinh (TS) cuối cấp tuy hào hứng đoán đề thi ngữ văn nhưng đều chọn ôn tập dàn trải, vì lo ngại đề...

Nguy cơ thiết bị gian lận len lỏi vào phòng thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Trong vòng 30 ngày qua, theo thống kê từ Google Trend, các từ khóa có xu hướng được tìm kiếm gia tăng ở VN gồm: camera mini ngụy trang, đồng hồ camera, camera mini, camera siêu nhỏ, bút...

Tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học bằng học bạ

Giáo dục và đào tạo

Trong mùa tuyển sinh 2024, thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có khoảng 20 phương thức xét tuyển ĐH, trong đó có 10 phương thức xét tuyển kết hợp. Trong đó,...

Một thí sinh tai nạn tàu hỏa mất hai chân trước ngày thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Một thí sinh tại Trường THPT Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) bị tai nạn tàu hỏa, cụt hai chân cách thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT ít ngày.

Bên trong phòng thi đặc biệt của thí sinh bị viêm tủy đốt sống cổ ở TP.HCM

Giáo dục và đào tạo

Sáng 26.6, hơn 90.000 thí sinh tại TP.HCM tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT với bài thi đầu tiên là môn ngữ văn. Trong đó, có thí sinh đặc biệt được đặc cách thi phòng...

Thi tốt nghiệp THPT 2024: 'Tiếc là năm sau các em sẽ mất niềm vui đoán đề!'

Giáo dục và đào tạo

Sáng 27.6, hơn 1 triệu thí sinh bắt đầu làm bài thi tốt nghiệp THPT 2024 môn ngữ văn. Ngay trước cổng trường thi, nhiều sĩ tử ở TP.HCM cảm thấy may mắn khi là thế hệ cuối cùng được 'đoán đề'...

Thái Bình: Sự cố gây mất điện trong buổi sáng thi môn văn

Giáo dục và đào tạo

Trong ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia, khi thí sinh đang làm bài thi môn ngữ văn, bỗng trên địa bàn TP.Thái Bình (tỉnh Thái Bình) có tiếng nổ lớn. Ngay...