Danh sách bài viết

Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Cập nhật: 02/06/2023

Ở tuổi 17, ba cô gái da màu từ một ngôi trường ở Washington D.C., Mỹ đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết một cuộc thi khoa học danh tiếng của NASA.

Với hệ thống lọc nước nhiễm chì, ba nữ sinh 17 tuổi Mikayla Sharrieff, India Skinner và Bria Snell - đều đến từ trường trung học Banneker (Washington D.C., Mỹ), đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết một cuộc thi khoa học cấp trung học danh tiếng do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức.

Đây cũng là đội thi gồm toàn nữ sinh da màu duy nhất tiến sâu được đến thế trong cuộc thi này.

Cuộc thi của NASA kêu gọi các học sinh tìm ra những cách sáng tạo để sử dụng công nghệ không gian trong cuộc sống hàng ngày.

Từ trái sang: India Skinner, Mikayla Sharrieff và Bria Snell
Từ trái sang: India Skinner, Mikayla Sharrieff và Bria Snell - (Ảnh: The Washington Post).

Mikayla Sharrieff, India Skinner và Bria Snell nói rằng họ đã xem xét hàng tá ý tưởng nhưng cuối cùng lại chọn một hệ thống lọc nước vì thấy rằng một số vòi nước ở trường không thể sử dụng được do nguy cơ nhiễm chì.

Thế là ba cô gái tình nguyện xin vào làm việc tại Inclusive Innovation Incubator - một phòng thí nghiệm công nghệ tập trung vào sự đa dạng nguồn nhân lực và tinh thần khởi nghiệp gần Đại học Howard.

Người hướng dẫn tại đây đã khuyến khích các em tranh tài và giám sát cả nhóm vào những ngày cuối tuần trong thời gian các em tạo nên mô hình máy lọc nước.

Ba cô gái đã mua hai chiếc bình, đặt dụng cụ đo trong mỗi chiếc để kiểm tra độ tinh khiết của nước. Ở chiếc bình thứ nhất, các em đặt các mảnh đồng trong nước - với giả định rằng đồng hoạt động như một chất gây nhiễm bẩn.

Một chiếc quạt điện xoáy lượng nước trong bình, trong khi một loại sợi lọc gom về những hạt gây nhiễm bẩn. Khi đã sạch, nước được chuyển qua một chiếc ống vào chiếc bình thứ hai.

Các dụng cụ đo hiện xác nhận rằng nước đã sạch, và các cô gái cho biết rất tin tưởng vào hệ thống của mình cũng như đã uống thứ nước đó.

Hệ thống lọc này được dựa trên công nghệ của NASA, dùng để phát triển những chiếc máy lọc tự động ở các hồ bơi.

Cả ba cô gái cho biết họ dự định vào đại học và theo đuổi những nghề nghiệp liên quan đến khoa học.

Skinner muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật nhi, Sharrieff muốn trở thành kĩ sư y sinh, và Snell hi vọng trở thành bác sĩ gây mê.

Bị tấn công trên mạng

Giai đoạn tiếp theo của cuộc thi là bình chọn công khai, và ba nữ sinh đã dùng mạng xã hội để quảng bá cho dự án của mình.Tuy nhiên, trong khi các cô đang thu hút được sự chú ý trên mạng xã hội và gia tăng số phiếu bình chọn thì người dùng trên 4chan - một diễn đàn nặc danh trên internet, đã tìm cách phá hoại.

Những kẻ bình luận nặc danh đã dùng các lời lẽ phân biệt chủng tộc, cho rằng dự án của ba cô gái không xứng đáng được lọt vào chung kết và rằng cộng đồng Mỹ gốc Phi đang bỏ phiếu bình chọn cho các cô chỉ vì lý do chủng tộc, đồng thời kêu gọi mọi người đừng bình chọn cho các cô.

Trong một phát biểu của mình, NASA nói rằng việc bình chọn đã bị can thiệp khiến họ phải đóng hệ thống bỏ phiếu công khai này sớm hơn mong đợi, và cho biết họ sẽ công bố người chiến thắng trong tháng này.

Sharrieff, Skinner và Snell đã không nói về những tranh cãi đang làm "hoen ố" việc bình chọn nhưng trong một cuộc phỏng vấn vừa qua, họ cho biết rất hào hứng về sự chú ý tích cực mà dự án của họ nhận được từ bạn bè, cộng đồng Washington D.C. và ngay cả những người xa lạ trên mạng xã hội.

Theo Washington Post, ngoài việc bình chọn công khai, các giám khảo sẽ đánh giá những dự án để xác định người thắng cuộc. Đội chiến thắng sẽ được mời tới trung tâm bay không gian Goddard của NASA ở Greenbelt để tham dự hai ngày hội thảo và được nhận 4.000 USD để trang trải chi phí.


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.