Danh sách bài viết

Ba phương án cho kỳ thi THPT quốc gia đều chưa hợp lý

Cập nhật: 06/08/2014

TP - Việc đơn giản hóa với 1 kỳ thi 2 mục tiêu là tốt; tuy nhiên, để chọn một phương án thích hợp trong 3 phương án Bộ GD&ĐT vừa công bố là khó, vì, cả 3 phương án đều chưa hợp lý. Ông Vũ Văn Hóa, nguyên Giám đốc Học viện Tài chính, hiện là Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghệ và Kinh doanh Hà Nội nói.
 
Thí sinh trao đổi sau khi làm bài thi đại học 2014. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thí sinh trao đổi sau khi làm bài thi đại học 2014. Ảnh: Hồng Vĩnh
Ông Hóa cho biết:
Trong 3 phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra, một phương án quá nhiều môn, còn một chưa rõ tuyển vào đại học (ĐH) sẽ như thế nào… Theo tôi, không nhất thiết phải chọn quá nhiều môn mà chỉ cần chọn các môn học ở phổ thông để kiểm tra kiến thức; nếu các trò đạt thì đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp.

Chọn đến 11-12 môn thi là không cần thiết và làm nặng nề thêm kỳ thi; lại thi đến ba ngày là quá dài mà chỉ nên thi tối đa 2 ngày. Trong các môn đã chọn thi, chỉ cần ra một phần tích hợp để chọn vào học trường ĐH. Bộ GD&ĐT có nhiều chuyên gia, đều “nằm” lâu trong các trường ĐH mà ra; vì vậy, cần thảo luận chi tiết và thảo một đề cương, đưa ra để các chuyên gia thảo luận; cũng chỉ nên chọn ra 1-2 phương án, không nên đưa ra quá nhiều phương án.

Ai tổ chức thi?

Trách nhiệm này nên thuộc về các giám đốc sở GD&ĐT vì đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa phải thi vào ĐH. Vì vậy, kỳ thi này nên để địa phương thực hiện dưới sự giám sát của Bộ GD&ĐT; trường ĐH không nên nhúng tay vào quá sâu. Sau này, ở khâu tuyển chọn, Bộ có thể cho phép các trường kiểm tra thêm.

Ví dụ, một thí sinh có thể có điểm tốt nghiệp rất cao nhưng nếu một trường ĐH nào đó vẫn chưa thấy đáp ứng được tiêu chí của họ thì vẫn có thể phải qua một cuộc phỏng vấn hoặc kiểm tra thêm 1-2 môn nào đó. Tuy nhiên, mọi việc phải cần được thí điểm trước khi thực hiện trên toàn quốc vào năm 2016. Giáo dục đã thí điểm trên học trò nhiều lần rồi, cần hết sức thận trọng!

Vẫn phải có điểm sàn

Với kỳ thi như thế, chọn được người học ĐH là khó khăn chứ không đơn giản. Phải có mức điểm quy định để các trường ĐH tuyển sinh; ví dụ, các trường tốp trên lấy điểm của 2-3 môn nào đó là 15 điểm; trường tốp dưới 9-10 điểm và cái khó là phải sắp xếp các môn thi quét được lượng kiến thức phổ thông và có kiến thức nâng cao để các trường tuyển chọn.

Khó nữa là quy định bao nhiêu môn thi thì vừa, ví dụ 6-7 môn thì cần có 3 môn dành cho các ĐH tuyển chọn thích hợp theo khối A, B, C, D. Sau đó, các trường căn cứ điểm thi quy định, cộng với điểm ưu tiên cho các đối tượng theo quy định hiện hành và quyết định điểm tuyển chọn. 

Ông Vũ Văn Hóa

“Theo tôi, không nhất thiết phải chọn quá nhiều môn mà chỉ cần chọn các môn học ở phổ thông để kiểm tra kiến thức; nếu các trò đạt thì đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp. Chọn đến 11-12 môn thi là không cần thiết và làm nặng nề thêm kỳ thi” . 
 

Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghệ và Kinh doanh Hà Nội Vũ Văn Hóa

Đây là một kỳ thi rất khó, trường làm nghiêm thì điểm đúng; trường làm không nghiêm thì điểm khác; thậm chí, có trường tổ chức giải bài giúp thí sinh như đã từng xảy ra (dù là hy hữu) thì kết quả phản ánh không trung thực. Câu hỏi được đặt ra là kiểm soát thế nào?
Theo tôi, nếu giáo dục phổ thông đảm đương được thì tốt; nếu không, các trường ĐH, CĐ sẽ tham gia cùng để đảm bảo sự công bằng. Vì chủ chốt là giáo dục phổ thông tại địa phương thực hiện kỳ thi nên các trường tham gia đến mức độ nào thì Bộ GD&ĐT xem xét và điều động. 
Nếu tin tưởng hoàn toàn thì cũng có thể giao cho địa phương. Nếu các trường ĐH tham gia quá sâu thì coi như làm thay và vô cùng tốn kém, có thể còn tốn kém hơn kỳ thi tuyển sinh hiện nay.
Tôi nhớ, một năm chúng tôi tham gia làm thi ở Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Dương với 400-500 cán bộ đi về các huyện, các trường phổ thông; ăn ở, đi lại, thi trong 2 ngày, chi tiêu mất 4 ngày, chi phí không nhỏ, tốn kém gần bằng một kỳ thi tổ chức tại trường hiện nay.

Tin tưởng địa phương nhưng… không dám chắc!

Tôi tin tưởng ở địa phương nhưng không dám chắc địa phương nào làm tốt địa phương nào làm không tốt. Đặc biệt, không để địa phương chấm thi. Nhiều người trong chúng ta đều chưa quên bài học tuyển thẳng ngày trước, khi học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi được vào thẳng ĐH.

Khi đó, có hàng nghìn thí sinh vào thẳng; hết năm thứ nhất, kiểm tra thì chỉ có 15-20 % trong số đó là học sinh khá giỏi đích thực, 80% thuộc diện được “cấy điểm” để đủ điều kiện tuyển thẳng.

Theo tôi, thực ra tốt nghiệp THPT và điểm tuyển chọn chỉ là điểm khởi đầu. Điều quan trọng để trở thành người tài năng, nhân viên mẫn cán thuộc về quá trình đào tạo. Nếu điểm thi tốt mà đào tạo không tốt thì nguồn nhân lực cũng không thể đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

Tiền Phong

Nguồn: /

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.