Danh sách bài viết

Bảo tồn loài tắc kè chỉ có ở Việt Nam

Cập nhật: 09/02/2024

Tắc kè Cảnh là loài đặc hữu ở Việt Nam đứng trước nguy cơ biến mất do không được bảo tồn và thiếu các thông tin sinh học cơ bản về loài.

“Rình rập” suốt 3 tháng

Một trong những nguyên nhân mà 96% các loài bò sát trên thế giới không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo tồn là do thiếu thông tin sinh học cơ bản về loài. Tắc kè Cảnh (Gekko canhi) chỉ được biết đến với duy nhất công bố mô tả về loài.

Được ghi nhận phân bố cùng sinh cảnh với loài cực kỳ nguy cấp thạch sùng mí Hữu Liên, tắc kè Cảnh được dựa đoán là cũng sẽ chịu tác động mạnh từ hoạt động của con người.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu hệ Gen, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Vườn thú Cologne (Đức) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá toàn diện về sinh thái, quần thể, nhân tố tác động đến loài, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn loài tắc kè Cảnh.

Tắc kè Cảnh có đặc điểm hình thái khá giống với loài tắc kè Nhật Bản Gekko japonicus. 
Tắc kè Cảnh có đặc điểm hình thái khá giống với loài tắc kè Nhật Bản Gekko japonicus.

Tắc kè Cảnh được phát hiện và mô tả lần đầu tiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn) và Sapa (Lào Cai), vào năm 2010 trên tạp chí Zootaxa. Loài được đặt theo tên của PGS.TS Lê Xuân Cảnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Tuy nhiên, từ khi công bố tới thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thêm bất kể nghiên cứu nào về loài. Sự lãng quên với những hiểu biết khoa học về loài là lý do khiến các nhà bảo tồn tại Việt Nam đặt ra câu hỏi rằng liệu tắc kè Cảnh có thực sự nguy cấp và cần được bảo vệ?

Loài tắc kè Gekko canhi có đặc điểm nhận dạng như: Kích cỡ trung bình (dài mút mõm hậu môn khoảng 85 - 99 mm), 12 - 14 vảy môi trên, 10 - 13 vảy môi dưới, 47 - 50 vảy gian ổ mắt, 10 - 13 hàng u nhỏ trên lưng, 164 - 170 hàng vảy quanh thân, 13 - 16 bản mỏng dưới ngón thứ nhất và 14 - 17 bản mỏng dưới ngón thứ tư của chi sau, phía trên ống chân có các u nhỏ, có 5 lỗ trước hậu môn, vảy dưới đuôi phình rộng.

Loài tắc kè này có đặc điểm hình thái khá giống với loài tắc kè Nhật Bản Gekko japonicus. Tuy nhiên nó khác ở chỗ kích cỡ lớn hơn, có nhiều hơn số vảy gian ổ mắt, số hàng vảy quanh thân, số vảy bụng, số bản mỏng dưới ngón I ở chi sau, nhưng lại có số lỗ trước hậu môn ít hơn so với loài tắc kè Nhật Bản.

Để có cơ sở khẳng định về những mối nguy rình rập loài tắc kè này, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa trong 3 tháng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn). Nhóm đã ghi nhận 95 cá thể tắc kè Cảnh, trong đó tháng 10 ghi nhận nhiều nhất với 56 cá thể, tháng 5 ghi nhận với 31 cá thể và tháng 7 với chỉ 8 cá thể.

Mật độ quần thể được ước tính biến thiên giữa các tháng khảo sát. Trong đó, tháng 10 ghi nhận với mật độ quần thể cao nhất với trung bình 9,6 cá thể/km2/ngày và 6,1 cá thể/km2/ngày.

Nghiên cứu về cấu trúc quần thể, con đực trưởng thành ghi nhận nhiều nhất trong tháng 5 (48,4%), con non và con cái trưởng thành ghi nhận nhiều trong tháng 7 (37,5%) và con cái trưởng thành trong tháng 7 (55,4%).

Biện pháp bảo tồn

Loài được ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên trong dải độ cao từ 150 đến 342m so với mực nước biển. Nhiệt độ không khí ghi nhận tại các thời điểm hoạt động của loài trong đêm dao động từ 18,6 - 27,8 độ C. Nhiệt độ cơ thể của loài được đo đạc ngoài tự nhiên trong khoảng từ 18,9 - 28,8 độ C. Loài thường bám trên các vách đá và trên cách cành cây có độ cao trung bình so với mặt đất khoảng 1,21 m (0,2 - 3,0 m), với độ che phủ trung bình cao khoảng 76%.

Theo nhóm nghiên cứu, phân bố cùng sinh cảnh với loài cực kỳ nguy cấp Thạch sùng mí Hữu Liên, nên tắc kè Cảnh cũng được dự đoán là sẽ chịu tác động mạnh của hoạt động con người. Cụ thể, qua quan sát trực tiếp và phỏng vấn người dân địa phương, nhóm nghiên cứu ghi nhận một số hoạt động làm suy giảm chất lượng và phá hủy sinh cảnh sống của loài tắc kè Cảnh.

Trong đó có hoạt động xây dựng đường, đá lở, khai thác đá sản xuất xi măng, phá rừng trồng nương rẫy được ghi nhận tại sinh cảnh phân bố của loài. Loài tắc kè Cảnh cũng được dự báo là sẽ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu trong tương lai do cùng môi trường sống với loài Thạch sùng mí Hữu Liên.

Nhóm nghiên cứu đề xuất cần cấp thiết thực hiện các biện pháp bảo tồn quần thể loài tắc kè Cảnh và sinh cảnh trước những tác động của hoạt động con người như: Phối hợp với chính quyền địa phương và cán bộ kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ sinh cảnh núi đá vôi; kiểm tra và xử phạt với những trường hợp săn bắt động vật trái phép, chặt phá rừng trong khu vực cấm khai thác; tập huấn giám sát và tuần tra cho các cán bộ kiểm lâm; thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng trong địa phương nhằm nâng cao hiểu biết về giá trị của việc bảo vệ đa dạng sinh thái mang lại.

Một tin vui được nhóm nghiên cứu chia sẻ là Bộ TN&MT vừa có tờ trình báo cáo Thủ tướng về việc ban hành Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là ưu tiên bảo vệ).

Tờ trình nêu rõ, bảo tồn các loài động vật hoang dã ưu tiên bảo vệ là nhiệm vụ của toàn xã hội, bao gồm các cấp, ngành, tổ chức, cộng đồng và mọi người dân. Đảm bảo không có thêm loài ưu tiên bảo vệ bị tuyệt chủng.

100% các loài ưu tiên bảo vệ phải có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Bộ TN&MT đề xuất điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể, sinh cảnh sống của các loài ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; định kỳ cập nhật thông tin, dữ liệu và công bố Danh mục loài ưu tiên bảo vệ.

Hy vọng với quyết định này, nhóm các loài động vật hoang dã, quý hiếm sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt và bảo tồn bài bản.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.