Danh sách bài viết

Bí quyết tự học tiếng Anh đạt 8.0 IELTS của cô gái Đà Nẵng

Cập nhật: 25/10/2023

Nguyễn Thị Như Thắm (19 tuổi, trú huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, vừa giành học bổng toàn phần từ hai đại học Mỹ và Đại học VinUni (Hà Nội). Thắm chia sẻ hành trình tự học tiếng Anh.

Mình bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3 nhưng đến cuối lớp 5 vẫn không biết những thứ đơn giản như "I" đi với "am", "He" đi với "is". Lên THCS, được cô chủ nhiệm, cũng là giáo viên tiếng Anh, truyền cảm hứng, mình yêu thích môn này hơn, trở nên giỏi ngữ pháp, biết thêm nhiều từ vựng. Điều này phục vụ tốt cho thi cử, giúp mình trở thành một trong những học sinh giỏi tiếng Anh nhất trường.

Thế nhưng khi đậu lớp chuyên Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tiếp xúc với những bạn giỏi nhất thành phố, chủ yếu đến từ khu vực trung tâm, đầu tư học tiếng Anh để thi lấy chứng chỉ từ THCS do có định hướng du học, mình từ người giỏi nhất trường ở quê tụt xuống nhóm dốt nhất về giao tiếp. Nghe bạn học trò chuyện đơn giản, đọc những bài viết ngắn bằng tiếng Anh trên Facebook, mình cũng không hiểu. Điều đó khiến mình mặc cảm, nghĩ sẽ không bao giờ bắt kịp bạn bè.

Sau tháng đầu stress, mình đã tự sốc lại tinh thần, bắt đầu bớt quan tâm người khác, lấy sự giỏi của các bạn làm động lực rồi tự học. Mình học tiếng Anh không vì mục đích thi chứng chỉ. Đến khi chuẩn bị hồ sơ du học, phải thi IELTS, mình dành 10 ngày ôn tập cấu trúc và đạt 8.0 (tháng 3/2020). Sau quá trình tự học, mình rút ra một số kinh nghiệm.

Về "mindset" (tư duy)

Để tự học tiếng Anh hiệu quả, mỗi người phải có "mindset" đúng. Thứ nhất là phải tạo niềm vui khi học và biết tận hưởng quá trình. Bạn sẽ không thể đưa vào đầu bất cứ thứ gì nếu bị áp lực, tự làm khó, làm khổ bản thân. Khi mình nói mình ngồi cả ngày học tiếng Anh, nhiều người nghĩ chắc mình đau khổ, áp lực lắm nhưng quả thực lúc học mình thấy đang thư giãn. Càng học, mình càng thấy chưa biết nhiều thứ nên lại càng có động lực để tìm hiểu thêm.

Hơn nữa, mình không lo lắng, áp lực về kết quả quá nhiều bởi biết dù kết quả ra sao, trong quá trình học cũng đã học được nhiều thứ, mở mang kiến thức. Mình chỉ nghĩ càng học nhiều càng tốt chứ không lo việc phải đạt IELTS, TOEFL bao nhiêu nên không bị stress. Ngược lại, mình rất tận hưởng việc học.

Nguyễn Thị Như Thắm là cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nguyễn Thị Như Thắm là cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thứ hai, mình đề cao việc học tiếng Anh để sử dụng hơn là lấy chứng chỉ. Giỏi ngôn ngữ rồi, bạn thi chứng chỉ nào cũng được, không bị lúng túng khi học IELTS mà phải làm bài thi tốt nghiệp THPT hay ngược lại. Mình nghĩ như vậy nên không sa đà vào luyện đề cho từng loại chứng chỉ mà xác định học sao để có thể sử dụng tiếng Anh vào nhiều việc như giao tiếp, viết luận, đi phỏng vấn...

Thứ ba, người học tiếng Anh phải kiên nhẫn. Học tiếng Anh là cả quá trình, không phải ngày một ngày hai là giỏi lên được. Vì vậy, mình tập trung học chứ không quá lo hết hôm nay sẽ học được gì, điểm tăng chưa. Khi đang học là mình tiến bộ rồi nhưng sự tiến bộ đôi khi phải qua thời gian dài hoặc người khác đánh giá mới nhận ra được.

Như mình, kỳ I lớp 10 vẫn "gà", chưa hiểu được bài giảng của giáo viên bản xứ. Mình cứ tự học rồi cuối năm lớp 10, trong một kỳ thi thử IELTS, mình đạt 6.5 dù không hề học gì về IELTS. Lúc đó, mình mới để ý xem Youtube không cần bật phụ đề vẫn hiểu nội dung, đọc hiểu được đoạn văn thay vì dịch từng câu rời rạc. Rõ ràng, chỉ cần tập trung, kiên nhẫn học, chắc chắn bạn sẽ tiến bộ dù có thể chưa nhận ra ngay.

Cuối cùng, học tiếng Anh cần sự đều đặn. Với mình, học tiếng Anh mỗi ngày 10 phút còn hơn là dồn lại chỉ học một buổi một tuần. Dù nghỉ Tết, cuối tuần hay có bài kiểm tra trên lớp, mình vẫn học tiếng Anh một chút. Không phải cứ lấy sách tiếng Anh ra đọc mới là học. Bạn có thể xem Youtube bằng tiếng Anh hay đọc báo tiếng Anh.

Về phương pháp học

Không có một cách học hiệu quả áp dụng cho tất cả. Vì vậy, mọi người luôn cần chủ động tìm kiếm cách học phù hợp với bản thân chứ không cần nhất nhất theo những gì người khác nói. Trên mạng có gợi ý nhiều cách học. Có thể cách này hiệu quả với người khác nhưng không phù hợp với mình. Việc tìm ra phương pháp quan trọng không kém việc học. Tìm được cách thoải mái nhất thì việc học mới thoải mái và hiệu quả được.

Để tìm ra phương pháp học phù hợp, bạn phải bắt đầu. Nhiều bạn cứ đi xin lời khuyên về việc học tiếng Anh nhưng không bỏ thời gian ra để bắt đầu học thì mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ.

Như mình, sau một bài kiểm tra đầu lớp 10, mình nhận thấy kỹ năng nghe là yếu nhất nên bắt đầu từ đó. Thấy mọi người chia sẻ về phương pháp nghe chép chính tả. Mình cũng mở những video đơn giản ra và tập nghe chép. Làm được 7-8 ngày, không thấy hiệu quả, mình chuyển sang phương pháp khác.

Mình mua sách về làm bài tập, thử đọc các trang báo tiếng Anh liên quan đến học thuật, chính trị như lời khuyên trên mạng nhưng cũng không hiệu quả. Cuối cùng, từ sở thích tìm hiểu thiên văn, lịch sử, các vụ án lớn, mình tìm tài liệu nghe, nói, đọc, viết liên quan đến những lĩnh vực đó. Đi sâu vào thứ mình thích sẽ có cảm hứng hơn.

Chẳng hạn, mình đọc sách tâm lý tội phạm bằng tiếng Anh vì muốn tận hưởng hết tinh hoa người viết muốn truyền đạt. Nhờ đó khả năng đọc hiểu, vốn từ vựng của mình tăng dần. Mình xem các video trên Youtube về các vụ án lịch sử để tăng khả năng nghe.

Với luyện nói, mình thích đọc to mọi thứ lên. Trong quá trình đọc, mình luyện được phát âm. Mình cũng rủ bạn nói chuyện bằng tiếng Anh hàng ngày về các chủ đề bình dị trong cuộc sống hoặc tự nói to một mình. Nhiều khi không hiểu mình nói gì, nhưng dần dần cách lập luận cũng tốt hơn. Nhiều chỗ khúc mắc, không biết diễn đạt sao, mình lại tra trên mạng rồi dần dần khá hơn, nói trôi chảy hơn.

Về kỹ năng viết, mình viết nhiều nhưng chỉ viết những thứ mình thích. Ví dụ, mình có một blog bí mật, trên đó có những bài viết bằng tiếng Anh về mọi thứ như review sách, phim hoạt hình. Mình cũng luyện viết bằng cách đăng status, viết nhật ký hay danh sách việc cần làm bằng tiếng Anh. Đến khi thi IELTS, mình chưa viết bài IELTS nào hoàn chỉnh mà chỉ có 10 ngày để ôn cấu trúc đề. Lúc đó tiếng Anh chắc rồi, chỉ cần học cấu trúc bài, cách hỏi, học thêm từ vựng mô tả bài IELTS Writing Task 1 là có thể viết được.

Cuối cùng, mình tận dụng mọi cơ hội để tạo môi trường học tiếng Anh. Chưa bao giờ ra nước ngoài hay tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, cũng không đi học trung tâm hay gia sư, nhưng mình luôn tạo môi trường tiếng Anh cho bản thân. Chẳng hạn, mình đổi ngôn ngữ trên điện thoại, laptop sang tiếng Anh. Qua thời gian, mình sẽ quen và học được nhiều từ vựng.

Khi làm việc gì mà không phải động não nhiều như di chuyển trên xe bus, dù nhắm mắt ngủ, mình cũng cắm tai nghe để nghe tiếng Anh. Về nhà, khi không làm gì, mình thường gọi tên những thứ xung quanh bằng tiếng Anh. Cái nào không gọi được sẽ tra cứu. Ví dụ khi để ý, mình mới phát hiện những thứ đơn giản như cái lược mà mãi không nghĩ ra tiếng Anh là gì.

Một cách khác để có môi trường học tiếng Anh là tham gia các sự kiện sử dụng tiếng Anh. Mình không ngần ngại khả năng của mình có đủ hay không, cứ tham gia thôi và sau nhiều lần thì mình nghe hiểu được nhiều hơn.

Như mình đã nói, mỗi người sẽ có cách học phù hợp riêng. Dù vậy, mình hy vọng những "mindset" và phương pháp kể trên có thể hữu ích với nhiều bạn, nhất là những bạn đang chưa biết bắt đầu từ đâu.

Dương Tâm ghi


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...