Danh sách bài viết

Biến động điểm thi tốt nghiệp THPT 2021

Cập nhật: 25/10/2023

Năm 2021, cả nước có hơn 1.021.340 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Kỳ thi đợt 1 diễn ra trong hai ngày 7-8/7 với gần 981.000 thí sinh. Hơn 26.000 em bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hoặc không thể hoàn thành kỳ thi đợt 1 vì lý do khác (trừ trường hợp gian lận) sẽ thi đợt 2 vào ngày 6-7/8.

Lứa học sinh tốt nghiệp năm nay chịu thiệt thòi khi trải qua năm thứ hai liên tiếp phải học online do ảnh hưởng của Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tính toán độ khó của đề thi sao cho phù hợp với thực tế học tập của học sinh, đồng thời vẫn đảm bảo độ phân hóa để các trường đại học có thể xét tuyển. Việc này góp phần tạo ra một bức tranh điểm thi rất khác các năm trước.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1. Ảnh: Giang Huy

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1. Ảnh: Giang Huy

Điểm Tiếng Anh tăng mạnh, tạo ra phổ điểm khác thường

Năm ngoái, tiếng Anh là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5 (4,58), nhưng đã tăng lên thành 5,84 trong năm nay, thậm chí vượt điểm trung bình môn Sinh học. Điểm tiếng Anh cao không gây bất ngờ, do đề thi bám sát đề tham khảo và có phần "dễ thở" hơn mọi năm.

Việc tăng điểm trung bình rất mạnh (1,26 điểm) đã khiến phổ điểm tiếng Anh trở nên kỳ lạ, khác biệt hoàn toàn so với các năm trước. Nếu như hình dạng phổ biến của phổ điểm là một đỉnh và thoải dần về hai bên, năm nay phổ điểm tiếng Anh lại có hai đỉnh 4-5 và 8-9 điểm. Độ võng giữa ở hai đỉnh này cũng không sâu, nghĩa là số lượng thí sinh đạt điểm trung bình khá và khá tương đối nhiều.

Phố điểm môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2021 và 2020 (kéo để xem ảnh).

Theo phân tích của nhóm giáo viên tổ Ngoại ngữ, Hệ thống giáo dục Học Mãi, đỉnh lệch bên trái là đại diện cho số đông, còn bên phải là cho những thí sinh có sự đầu tư tiếng Anh nhiều hơn mà chủ yếu là khu vực thành thị. Điều này cho thấy sự chênh lệch chất lượng dạy và học tiếng Anh giữa vùng thành thị có điều kiện và miền núi, vùng khó khăn.

Lịch sử xuống dưới trung bình, có nhiều điểm liệt nhất

Trong khi điểm trung bình tiếng Anh tăng mạnh, các môn khác tăng nhẹ 0,07-0,23, Lịch sử quay trở lại mức dưới trung bình 4,97 sau một năm vượt điểm 5. Là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5, Lịch sử có số điểm liệt (từ 1 trở xuống) cao nhất - 540, chiếm 42,18% trong tổng số 1.280 bài bị điểm liệt.

Với hình thức trắc nghiệm, nhiều câu trong đề thi Lịch sử được đánh giá "cho điểm", "tránh liệt" nhưng nhiều thí sinh vẫn không qua 1 điểm. Việc điểm Lịch sử thấp không bất thường. Sở dĩ trước nay, học sinh Việt Nam thường không chú trọng môn này, cho rằng cách dạy Lịch sử nặng lý thuyết, không hấp dẫn nên không học.

Phổ điểm môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2021.

Phổ điểm môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2021.

Ngoài ra, Ngữ văn, môn tự luận duy nhất, cũng có 172 bài thi bị điểm liệt, cao thứ hai trong tổng 9 môn thi. Con số này khiến nhiều người bất ngờ bởi trong đáp án và thang điểm chấm Ngữ văn, để giải quyết hai câu hỏi đầu tiên, thí sinh chỉ cần viết lại phần văn bản có chứa từ khóa là đã lấy trọn 1,5 điểm.

Nhiều giáo viên lý giải thí sinh bị điểm liệt Ngữ văn do rất thiết hụt kỹ năng và kiến thức tối thiểu, hoặc không chịu làm bài.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng là điểm sáng, miền núi phía Bắc bét bảng

Các tỉnh, thành như Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, tiếp tục duy trì phong độ khi góp mặt 6-7 lần trong tổng số 9 bảng xếp hạng top 10 địa phương có điểm trung bình từng môn cao nhất cả nước.

Nếu xét điểm trung bình chung, Nam Định đứng thứ hai toàn quốc - 6,99 sau hai năm liền đầu bảng. Ninh Bình hạng ba với 6,9 điểm, Vĩnh Phúc hạng năm 6,86, ngay sau đó là Hà Nam 6,8. Các tỉnh này vẫn luôn được coi là điểm sáng với truyền thống hiếu học trong nhiều năm.

Những năm gần đây chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Bình Dương, An Giang, hai đại diện phía Nam. Năm nay, Bình Dương có điểm trung bình dẫn đầu cả nước với 7,06, là tỉnh duy nhất vượt ngưỡng 7. Thành tích học tập của Bình Dương có phần tương đồng với sự phát triển kinh tế xã hội khi thu nhập bình quân đầu người của tỉnh này liên tục tăng, dẫn đầu cả nước vào năm 2020.

Với An Giang, tỉnh này có thế mạnh về các môn xã hội khi thường xuất hiện trong bảng xếp hạng địa phương đạt điểm Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân cao nhất. Đây là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa đa dạng với nhiều dân tộc và tôn giáo.

Trong khi đó, Hà Giang tiếp tục đứng chót với 5,64 điểm trung bình, dù mức này đã cải thiện so với 5,06 của năm ngoái. Xếp trên Hà Giang là Hòa Bình 5,92, Cao Bằng 5,95. Hai tỉnh này là cái tên quen thuộc trong top 5 vị trí từ dưới lên.

Xét từng môn, các tỉnh miền núi phía Bắc thường xuyên xuất hiện trong top thấp điểm nhất cả nước. Thậm chí, với môn Toán, 9/10 địa phương có thành tích bết bát nhất đều ở khu vực này. Thực trạng này đã xuất hiện trong nhiều năm qua, cho thấy dù có nỗ lực, khoảng cách vùng miền, chênh lệch trình độ văn hóa vẫn còn rất lớn giữa các khu vực có điều kiện sống, phát triển khác nhau.

Số điểm 10 cao nhất 7 năm qua, tập trung ở các đô thị lớn

Năm 2020 được đánh giá có số điểm 10 thi tốt nghiệp THPT cao nhất trong 6 năm với 5.812 điểm ở 9 môn. Kỷ lục này đã bị xô đổ, khi năm 2021 có tới hơn 24.000 điểm 10. Việc này phản ánh rõ đề thi năm nay, đặc biệt ở hai môn Giáo dục công dân và Tiếng Anh, dễ hơn nhiều so với các năm trước.

Giáo dục công dân có nhiều điểm tuyệt đối nhất - 18.680, vượt xa số điểm 4.163 của năm ngoái. Tuy vậy, việc số điểm 10 Giáo dục công dân tăng mạnh không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tuyển sinh đại học bởi rất ít trường xét tuyển tổ hợp chứa môn này.

Nếu xét tỷ lệ, số điểm 10 của Giáo dục công dân trong hai năm 2020 và 2021 chênh nhau 4,5 lần, không phải môn gây bất ngờ nhất. Thay vào đó, tiếng Anh lập kỷ lục với 4.345 điểm 10, gấp 19,3 lần mức 225 của năm ngoái. Đồng thời, việc nhiều điểm 10 tiếng Anh khiến tổng điểm của những tổ hợp có chứa môn này tăng lên so với các năm trước, gây ra biến động điểm chuẩn.

Số điểm 10 ở các môn tự nhiên phân hóa thành hai xu hướng. Sinh học có số điểm 10 tăng, từ 121 (năm 2020) lên 582 (năm 2021), chênh nhau 4,8 lần; Vật lý tăng nhẹ, từ 10 lên 14. Toán và Hóa có số bài thi điểm tuyệt đối giảm, lần lượt từ 273 xuống 52 và 399 xuống 149. Nhìn vào việc số điểm 10 biến động không quá lớn, nhiều chuyên gia đánh giá các môn tự nhiên có sự phân hóa tốt hơn, dẫn đến điểm chuẩn đại học ở những tổ hợp này sẽ không biến động nhiều.

Xét điểm 10 ở địa phương, hai thành phố lớn chiếm giữ vị trí cao nhất. Thủ đô Hà Nội có số lượng điểm 10 áp đảo - 2.286, kế đó là TP HCM 1.288. Điều này phần nào cho thấy với điều kiện phát triển, học sinh ở các đô thị được tiếp cận chất lượng giáo dục Ngoại ngữ tốt hơn.

Xếp sau hai thành phố này là Thanh Hóa (1.288 điểm 10), Hải Phòng (1.145), Nam Định (956), Phú Thọ (948), Nghệ An (761). Các tỉnh, thành này vốn có truyền thống hiếu học, có nhiều học sinh, sinh viên tiêu biểu.

Điểm trung bình tổ hợp A01 cao nhất

Năm nay, vì điểm tiếng Anh tăng mạnh, những tổ hợp xét tuyển có tiếng Anh cũng đạt nhiều mức điểm cao. A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) có điểm trung bình cao nhất - 21,07. Phổ điểm của tổ hợp A01 có đỉnh trong khoảng 21-24 điểm, trong đó hơn 35.550 thí sinh đạt 22 điểm. Việc này có thể khiến điểm chuẩn của các ngành xét tuyển hai tổ hợp này cũng tăng theo.

Tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) tuy không còn giữ mức điểm trung bình cao nhất, nhưng có được sự ổn định qua các năm, xoay quanh mức 21 điểm. Đỉnh của phổ điểm khối A00 là 23 với hơn 45.600 thí sinh đạt mức này.

Ba tổ hợp còn lại B00 (Toán, Hóa, Sinh), C00 (Văn, Sử, Địa) và D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) đều không đạt điểm trung bình trên 20, lần lượt là 19,98, 18,32 và 19,26. Trừ D01 tăng 1,15 điểm, hai khối còn lại đều giảm nhẹ 0,2-0,4 điểm.

Thanh Hằng - Dương Tâm


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?