Danh sách bài viết

Bình luận đề thi: Xóa quan niệm học thuộc lòng môn xã hội

Cập nhật: 25/06/2017

Cả giáo viên và thí sinh (TS) đều bày tỏ sự hài lòng, hào hứng cả về nội dung lẫn kỹ thuật của 3 môn sử, địa, giáo dục công dân trong bài thi khoa học xã hội sáng qua (24.6).

Điều đáng ghi nhận là đề thi này cho thấy không thể quan niệm môn xã hội chỉ có học thuộc lòng.

Khá nhiều TS tại TP.HCM nhận xét nội dung câu hỏi hay, bám sát thực tế. Tiến sĩ Lê Hoàng Lâm, Trường quốc tế song ngữ Horizon (Q.2), nói rằng đề thi các môn đều nằm trong chương trình. Đặc biệt câu hỏi của môn giáo dục công dân rất thú vị vì mang hơi thở cuộc sống.

Cô Võ Thị Hậu, giáo viên môn giáo dục công dân Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), cho biết lần đầu tiên môn này được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia và theo hình thức trắc nghiệm nhưng đề không khó. Tới 34 câu có nội dung cơ bản, 6 câu cuối yêu cầu vận dụng kiến thức được học để xử lý các tình huống trong đời sống như: quyền tác giả, quyền bình đẳng hôn nhân... Cô Nguyễn Thị Minh Trâm, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM), nhận xét đề bám sát nội dung trọng tâm và có sự phân hóa rõ rệt. Để làm được bài, TS phải ôn kỹ, có suy luận và biết liên hệ thực tiễn, đọc thêm sách báo. Đa số TS với sức học trung bình sẽ đạt 5 - 6 điểm, và ít TS đạt điểm 10 do là môn thi cuối nên đa số các em đều đã đuối sức.

Với đề thi lịch sử, cô Nguyễn Thị Mùi, giáo viên sử Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM), cho rằng đề rất hay vì kiến thức rải đều trong các bài học. Đề còn có những câu hỏi vận dụng kiến thức qua chính sách xã hội của các nước, có những câu TS phải đọc kỹ SGK mới không bị nhầm lẫn. Đề thi này phù hợp với kỳ thi và có thể chọn được TS xuất sắc vào ĐH. Tiến sĩ Trần Ngọc Khánh, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng: “Đề thi đã xóa bỏ tư duy chung về môn lịch sử chỉ là học vẹt, hay chỉ là những con số khô khan mà còn cần có sự tư duy, phân tích tổng hợp”.

Nhận xét đề thi môn địa, thạc sĩ Nguyễn Đình Tình, giảng viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng nhiều câu phân hóa đòi hỏi học sinh phải liên kết được kiến thức từ lớp 10 mới trả lời được. Có nhiều câu, để chọn được đáp án đúng, TS cần có hiểu biết sâu về kiến thức địa lý. Ngoài ra, đề cũng cập nhật các vấn đề đang rất thời sự như môi trường.

Còn bà Đặng Thị Chiếu Huyền, Trường trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng đề thi có sự phân hóa, tuy nhiên số câu hỏi vận dụng cao không nhiều, chỉ khoảng 5 câu. Với đề thi này, số học sinh đạt từ điểm 7 trở lên sẽ tương đối nhiều.

Theo: Thanhnien.vn

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?