Danh sách bài viết

Bộ Giáo dục sẽ làm học bạ điện tử liên thông trong toàn quốc

Cập nhật: 06/10/2023

Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 5/10 cho biết thông tin trên.

Theo ông Hải, việc này không phải đến giờ mới được đưa ra bàn. Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành, trong đó loại bỏ học bạ, sổ điểm giấy. Bộ khuyến khích trường học, địa phương dùng các ứng dụng học bạ điện tử. Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Tiền Giang... đã thực hiện.

Tuy nhiên, mỗi địa phương triển khai học bạ điện tử theo một hệ thống riêng, không thống nhất và không công nhận lẫn nhau. Điều này dẫn tới một số hạn chế như học sinh chuyển trường sang tỉnh khác vẫn phải xin học bạ truyền thống, phải nộp học bạ giấy khi xét tuyển đại học.

"Bộ đang nghiên cứu thí điểm triển khai học bạ, sổ điểm điện tử trên quy mô quốc gia trong năm học này, làm cơ sở hướng dẫn việc quản lý, sử dụng học bạ điện tử thống nhất trên cả nước", ông Hải nói.

Ông Nguyễn Sơn Hải chia sẻ thông tin về chuyển đổi số trong giáo dục, ngày 5/10. Ảnh: Kim Hiền

Ông Nguyễn Sơn Hải nói về chuyển đổi số trong giáo dục, ngày 5/10. Ảnh: Kim Hiền

Đại diện Cục Công nghệ thông tin giải thích đây là dạng điện tử của học bạ, có chữ ký xác nhận của người và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý, có thể sử dụng như học bạ giấy và sử dụng trên môi trường số. Việc triển khai học bạ điện tử sẽ kết hợp tái cấu trúc quy trình tạo lập, quản lý sao cho đơn giản, thuận tiện nhất.

Ông Hải cho rằng việc này mang đến nhiều lợi ích xã hội như thuận tiện trong lưu trữ, quản lý; giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên và trường.

"Học bạ điện tử cũng giúp minh bạch hóa trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, hạn chế các bất cập như sửa điểm", ông Hải nói.

Như tại Nghệ An, việc dùng học bạ điện tử giúp tránh tối đa việc gian lận sửa kết quả. Cụ thể, cuối mỗi học kỳ, hệ thống được mở trong thời gian nhất định để giáo viên nhập điểm, nhận xét. Khi hệ thống khóa, nếu có sai sót, thầy cô phải thông qua hiệu trưởng, trình bày lý do, được trường xác nhận và báo cáo với cấp trên thì mới được vào để sửa lại.

Ngoài ra, học bạ điện tử là giải pháp thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; hạn chế giấy tờ, cắt giảm thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính.

Trong khảo sát của VnExpress hồi tháng 3/2022 với hơn 2.500 người tham gia, 89% đồng tình rằng học bạ giấy đã lạc hậu, nên thay thế bằng học bạ điện tử. Các chuyên gia đánh giá việc này khả thi. Tuy nhiên, Bộ sẽ cần nhiều năm hoàn thiện để vận hành nhịp nhàng một hệ thống với khối lượng dữ liệu lớn trên quy mô cả nước.

Dương Tâm


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?