Danh sách bài viết

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn muốn biết mức thu nhập thấp nhất của giảng viên

Cập nhật: 23/02/2024

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn muốn biết mức thu nhập thấp nhất của giảng viên- Ảnh 1.

HÀ ÁNH

Chiều nay (23.2), Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định công nhận hiệu trưởng trường này cho PGS-TS Nguyễn Tất Toàn. Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của trường.

Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự quan tâm tới 3 vấn đề: tỷ lệ sinh viên nhập học vào trường theo từng khu vực; Mức thu nhập thấp nhất của giảng viên hiện nay; Tỷ lệ nguồn thu từ khoa học công nghệ trong tổng nguồn thu của trường.

Thu nhập thấp nhất của giảng viên 6,5 triệu đồng/tháng

Đại diện Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết giảng viên của trường hiện thu nhập thấp nhất là 6,5 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ nguồn thu của khoa học công nghệ là 3% tổng thu. Số liệu thống kê của trường năm 2023 cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên nhập học cao nhất là vùng Đông Nam bộ với 47,7%; ĐBSCL 32,1%; các tỉnh miền Trung 16,1%; Tây nguyên 6,4% và còn lại ở các tỉnh miền Bắc.

Từ kết quả tuyển sinh năm 2023, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy cho biết lĩnh vực khó khăn nhất của trường chỉ ở lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp và sư phạm, trong khi các lĩnh vực khác đang có sự phát triển tốt các năm qua. Ngay trong giai đoạn dịch Covid-19 nhưng trường vẫn có sự phát triển vượt bậc. Tương ứng với tuyển sinh, đội ngũ của trường phát triển mạnh.

Tuy nhiên, trước con số gần 22% cán bộ giảng viên có trình độ tiến sĩ, Vụ trưởng Thu Thủy, cho rằng: "Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước và khu vực. Do vậy, mức độ cạnh tranh của trường tương đối khó khăn, đặc biệt khi các trường tư thục đang có chính sách thu hút nhân tài mạnh mẽ".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn muốn biết mức thu nhập thấp nhất của giảng viên- Ảnh 2.

HÀ ÁNH

Trường ĐH định hướng nghiên cứu: "Con đường vừa xa vừa khó"

Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết trường tiếp tục xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, nội lực, tâm huyết, có trách nhiệm, chuyên tâm đồng thời cần hoàn thiện hệ thống quản trị theo hướng đổi mới một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu.

Chia sẻ trong buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị trường xác định lại định hướng đa ngành, đa lĩnh vực; điểm sở trường, trung tâm và cốt lõi của mình. Mở rộng nhưng không quá rời xa lĩnh vực sở trường, thế mạnh của mình.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng, trường cũng cần cân nhắc về định hướng trở thành trường ĐH định hướng nghiên cứu. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói: "Con đường này vừa xa vừa khó và chưa chắc đã phù hợp. Vì sao, thứ nhất nên xác định định hướng tính chất là một trường ĐH công nghệ, kỹ thuật. Với tính chất đó, chúng ta đang lấy đào tạo kỹ sư là mảng quan trọng. Không trường nào lấy đào tạo kỹ sư quan trọng mà đi theo định hướng nghiên cứu".

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, một trường ĐH nghiên cứu cần tỷ lệ đào tạo sau ĐH tới 50%. Với 1.200 học viên sau ĐH trên tổng quy mô 20.000 người học, bao giờ trường sẽ vượt qua tỷ lệ 30% để tiến tới 50% của một trường ĐH nghiên cứu. Chưa kể, nguồn thu từ khoa học công nghệ cũng cần tới 30-50% tổng nguồn thu của trường. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường hiện khoảng 22%, trong khi một trường ĐH nghiên cứu cần tới 80-100%...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Với trường đào tạo kỹ sư thì phát minh, sáng chế, chuyển giao khoa học công nghệ là trách nhiệm quốc gia. Trường cần rất thận trọng trong xác định hướng đi".

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, yêu cầu cấp bách nhất của trường còn cần phải tái sắp xếp các chương trình, ngành nghề đào tạo trên cơ sở phân tích đào tạo đối tượng, lĩnh vực nào. "Việc sắp xếp phải dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu người học, nhu cầu việc làm, đầu ra chứ không phải do ngành nghề đó nhiều giáo sư hay tuyển sinh tốt", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn muốn biết mức thu nhập thấp nhất của giảng viên- Ảnh 3.

HÀ ÁNH

Làm hiệu trưởng trong thời kỳ chuyển đổi là một thử thách

Nói về vai trò của hiệu trưởng trong thời điểm hiện nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, nêu: "Làm hiệu trưởng trong thời kỳ chuyển đổi, bối cảnh cần sự phát triển bứt phá là một thử thách, nhiều đòi hỏi. Đối với quản trị ĐH hiện đại, ngoài chuyên môn, hiệu trưởng cần không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực quản lý. Hiệu trưởng ngoài vai trò của nhà khoa học và quản lý, cần làm tốt vai trò của một nhà giáo, một nhà công tác xã hội".




Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?