Danh sách bài viết

Bộ trưởng Giáo dục: “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục”

Cập nhật: 07/06/2016

Để khắc phục tình trạng hàng chục nghìn cử nhân ngành giáo dục đang thất nghiệp, Bộ Giáo dục sẽ sắp xếp lại hệ thống các trường nâng cao chất lượng đào tạo. 

Chiều 7/6, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ làm việc với Đại học Sư phạm TP HCM. Ông cho rằng, cả nước có 117 cơ sở đào tạo ngành sư phạm là quá nhiều, tình trạng hơn 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp là dấu hỏi lớn cho việc đào tạo. Do đó, cần rà soát, xây dựng các bài giảng điện tử, phục vụ khóa đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo lại giáo viên phổ thông.

Sắp tới, Bộ sẽ sớm quy hoạch nhóm các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên, đảm bảo sinh viên ra trường phải có việc làm. Cụ thể, từ 117 cơ sở đào tạo có thể rút xuống 89 cơ sở đạt tiêu chuẩn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với Đại học Sư phạm TP HCM.

Ông Nhạ lưu ý lãnh đạo Đại học Sư phạm TP HCM rằng, đây là trường trọng điểm phía Nam về đào tạo ngành sư phạm nên phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo. Bộ trưởng Nhạ yêu cầu nhà trường phải cập nhật các chương trình giảng dạy mới nhất từ các nước có nền giáo dục tiên tiến nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới, tiết kiệm thời gian.

Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ Giáo dục đang chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt nghị định về tự chủ đại học, theo hướng được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường. Ông Nhạ nhận định việc tự chủ đại học là rất khó nhưng là việc phải làm.

"Trong nhiệm kỳ của tôi, Bộ sẽ sớm xây dựng luật giáo viên để quản lý, hỗ trợ công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên, chứ hiện nay luật công chức chưa đầy đủ cho lực lượng này. Tôi cũng quyết tâm trả lại quyền tự chủ hoạt động cho các trường. Chắc chắn 5 năm tới, nhiều trường đại học không còn trực thuộc Bộ GD&ĐT như mô hình của Đại học Quốc gia", ông Nhạ nhấn mạnh. 

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Kim Hồng – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP HCM – kiến nghị Bộ Giáo dục những giải pháp để trường có thể thực hiện tự chủ đại học trên mọi lĩnh vực.

"Muốn tăng nhanh số lượng các giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài, trường đề nghị Bộ tách chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho các trường sư phạm khỏi chỉ tiêu chung của đề án 911 (Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020) như hiện nay", ông Hồng nói.

Hiệu trưởng Đại học Sư phạm cũng đề nghị Bộ trưởng Giáo dục đầu tư cho các trường sư phạm về công nghệ thông tin đủ để thực hiện đổi mới giáo dục đại học và giáo dục phổ thông.

Ngoài nâng cao đội ngũ giáo viên, đào tạo lại lực lượng giáo viên, Bộ GD&ĐT rất quan tâm câu chuyện phân luồng học sinh, hướng học sinh đi học nghề để giảm áp lực cho các trường đại học, cao đẳng và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bộ cũng sẽ đẩy mạnh giáo dục môn tiếng Anh trong trường học, phấn đấu học sinh tốt nghiệp THPT phải sử dụng được tiếng Anh, khi ấy sẽ giảm gánh nặng cho các trường đại học. Đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...