Danh sách bài viết

Bộn bề lo lắng khi trẻ lớp 1 sắp học online

Cập nhật: 25/10/2023

Theo khung thời gian năm học 2021-2022 của Hà Nội, chưa đầy hai tuần nữa con trai chị Thu Quỳnh, 32 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội, sẽ bước vào lớp 1. Không đăng ký được lớp tiền tiểu học cho con vì dịch bệnh bùng phát từ cuối tháng 4, lại nhận thông báo gần như chắc chắn sẽ học online trong hai tuần đầu năm học, người mẹ như ngồi trên đống lửa.

Chị Quỳnh đành tự kèm con ở nhà, mỗi ngày một tiếng chia hai buổi sáng chiều. Đến giờ, bé có thể đánh vần chậm những từ đơn, cộng "tàm tạm" trong phạm vi 10 và chưa học viết. So sánh với con của bạn bè, người mẹ thấy con mình vẫn đuối. "Tôi từng kỳ vọng khả năng học tập, tiếp thu của con sẽ được cải thiện khi học trực tiếp. Nhưng giờ nếu tiếp tục học online, tôi nghĩ con mình sẽ lùi xa so với các bạn", người mẹ nói.

Nghe nhiều phụ huynh khác nói sách mới học sẽ khó, chị Quỳnh còn mua trước sách giáo khoa theo bộ mà năm ngoái trường dạy để con xem trước. Tuy nhiên, người mẹ thừa nhận thời gian kèm cặp con cũng hạn chế bởi còn đang chăm sóc một bé 1 tuổi. Mỗi khi chị dạy con lớn, chồng sẽ trông con nhỏ, nhưng hầu như chỉ được một lúc, con sẽ đòi mẹ nên chị Quỳnh đành phải ngưng dạy học.

Nếu sắp tới phải học online, chị hoặc chồng phải ngồi kèm con từ đầu đến cuối buổi. Trường hợp phải đi làm trở lại, chị phải nhờ sự hỗ trợ của ông bà nội sống gần đó. Việc này có thể gây xáo trộn sinh hoạt gia đình, khiến vợ chồng vất vả hơn khi vừa làm việc, vừa trông con bé và hỗ trợ con lớn học bài.

Con chị Quỳnh còn thích các thiết bị điện tử. Mỗi lần được mẹ mở video bài giảng, bé đều bị phân tâm, chỉ chú ý đến chi tiết, bộ phận của thiết bị chứ không theo dõi giáo viên nói gì. "Tôi rất sợ khi học online, con chỉ nhìn các chuyển động, giao diện của phần mềm mà không nghe cô giảng", chị Quỳnh thở dài.

Người mẹ cho rằng, lớp 1 không chỉ học chữ, làm toán mà còn học cả nền nếp. Trẻ từ mẫu giáo đang được vui chơi là chính, giờ sang một môi trường quy củ hơn sẽ khó ngồi học được vài tiếng, có tác phong học tập nếu không được rèn. Mà việc xây dựng kỹ năng này "rất khó có thể thực hiện online". "Tôi mong thời gian học online ngắn nhất có thể và các con sớm được trở lại tường", chị nói.

Cũng như chị Quỳnh, mỗi khi nhắc tới việc học của con gái, chị Đặng Thu Hương, quận Bắc Từ Liêm, tỏ ra sốt ruột. Người mẹ cho con học ở trường Tiểu học Phú Diễn gần nhà nhưng đến giờ bé chưa biết cô, biết lớp.

Chưa hình dung nổi học online thì học sinh lớp 1 sẽ luyện chữ, đánh vần thế nào, chị Hương dự định nếu con thật sự phải học online thì sẽ cắt cử người ngồi cùng để kèm cặp, hướng dẫn. Tuy nhiên, người mẹ lo lắng nếu ngồi cả buổi, mắt của con sẽ bị ảnh hưởng. "Nếu có thời gian cô trò làm quen trước rồi mới học trực tuyến, con sẽ tự tin và bạo dạn hơn", chị nói.

Học sinh lớp 1, trường Tiểu học Khương Thuợng, quận Đống Đa, Hà Nội, học online trong năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Hằng

Học sinh lớp 1, trường Tiểu học Khương Thuợng, quận Đống Đa, Hà Nội, học online trong năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Hằng

Về phía giáo viên, cô Lưu Khánh Ly, trường Tiểu học Vạn Phúc (quận Ba Đình), cũng đánh giá việc dạy online cho học sinh lớp 1 đang đối diện "vô vàn khó khăn". Năm ngoái và năm nay, học sinh phải học online từ sau Tết Nguyên đán và dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Ngay cả khi đã có hơn một học kỳ học trực tiếp, khi chuyển sang online, học sinh lớp 1 vẫn lúng túng và gặp nhiều xáo trộn. Nay cô trò chưa quen nhau đã phải dạy và học online thì khó khăn gấp bội.

Với kinh nghiêm gần 10 năm dạy lớp 1, cô Ly cho biết một tiết học nhìn thì đơn giản, chỉ có vài chữ nhưng được tổ chức với rất nhiều hoạt động như viết bảng, tập đọc, giơ thẻ, viết vào vở. Trên lớp, giáo viên cũng thường có những "hiệu lệnh" bằng hình ảnh hoặc tiếng gõ thước để học sinh biết khi nào lấy bảng, lấy sách vở. Cô Ly cho rằng, những hoạt động này rất khó triển khai khi học online.

Chưa kể với hình thức học online, giáo viên không thể kiểm soát học sinh có thật sự hiểu bài và làm được đúng theo hướng dẫn hay không. Thao tác của học sinh lớp 1 rất chậm, nhiều bố mẹ ngồi cạnh sốt ruột, có thể hỗ trợ hoặc làm hộ.

Cô Ly cho rằng giáo viên cần có 1-2 buổi nói chuyện và hướng dẫn phụ huynh một số kỹ năng cơ bản để kèm cặp con. "Việc này có thể giúp phần nào cải thiện chất lượng buổi học, nhưng khi trở lại trường, hầu hết thầy cô sẽ phải tổ chức ôn luyện lại toàn bộ kiến thức trong thời gian học online cho học sinh", cô giáo nói.

Với sĩ số khoảng 50 học sinh, cô Nguyễn Thu Hằng, giáo viên một trường tiểu học công lập ở quận Hà Đông, chưa biết xoay xở thế nào nếu phải dạy online lớp 1. Các con mới từ mầm non lên, vẫn còn cảm thấy xa lạ với cô và bạn. Chỉ tương tác qua màn hình máy tính, cô không thể hướng dẫn tỉ mỉ từng em. "Bình thường học viết trên lớp, cô sẽ cầm tay uốn nắn nét chữ, nhưng học qua máy tính, cô chỉ có thể mô tả và học sinh định hình rồi tự thực hiện", cô Hằng nói.

Nếu phải dạy online, cô Hằng cho biết giáo viên phải xây dựng bài giảng hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Giữa các tiết học, thầy cô cần có hoạt động giúp trẻ hào hứng. Hiện, trường của cô Hằng đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, lên phương án phòng dịch trong trường hợp học sinh trở lại trường. Với tình huống phải học từ xa, cô Hằng và đồng nghiệp đã được thông báo chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhưng chưa có phương án cụ thể.

Học sinh cấp tiểu học của trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, quận Long Biên, Hà Nội, học online tại nhà, tháng 2/2020. Ảnh:Wellspring

Học sinh tiểu học của trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, quận Long Biên, Hà Nội, học online tại nhà, tháng 2/2020. Ảnh: Wellspring

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hà Đông đánh giá, trong bối cảnh dịch, học online là bắt buộc, nhưng hiếm trường nào tự tin và lạc quan với chất lượng khi dạy online với trẻ lớp 1. 2021-2022 là năm học hoàn toàn khác vì rất ít học sinh được học tiền tiểu học đầy đủ, bài bản, cô trò chưa biết mặt và không có thời gian làm quen với nhau. "Thiếu tất cả bước tiền đề nên dạy học online lớp 1 luôn là thử thách với mọi nhà trường", cô đánh giá.

Ban giám hiệu trường tiểu học này đang lên kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm của 9 lớp 1 tổ chức các buổi gặp gỡ online với phụ huynh và học sinh để làm quen, xây dựng nền nếp. Giáo viên tranh thủ những buổi này kiểm tra trình độ học sinh, nếu cần có thể chia lớp để giảng dạy nội dung phù hợp. "Tổ chức học online cho lớp 1 rất cần sự phối hợp và nỗ lực của cả nhà trường, phụ huynh và giáo viên", cô hiệu trưởng nói.

Thanh Hằng - Bình Minh


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?