Danh sách bài viết

Bức tường Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ

Cập nhật: 11/03/2024

Bức tường bao quanh pháo đài cổ Kumbhalgarh là một trong những bí mật được giữ kín nhất ở Ấn Độ và có lẽ cả thế giới.

Bên trong bức tường Kumbhalgarh là một pháo đài đồ sộ chứa hơn 300 ngôi đền cổ
Bên trong bức tường Kumbhalgarh là một pháo đài đồ sộ chứa hơn 300 ngôi đền cổ, theo các nhà sử học, bức tường đặc biệt này được Rana Kumbha xây dựng vào thế kỷ 15.

Thường được gọi là "Bức tường Kumbhalgarh" hoặc đơn giản là "Pháo đài Kumbhalgarh" nói chung, tuy nhiên, bức tường này thường được ví von là Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ. Bức tường trải dài hơn 36km xung quanh chu vi của pháo đài, khiến nó trở thành bức tường liên tục dài thứ hai trên hành tinh sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Đứng uy nghi trên sườn núi cao với độ cao 1100 mét (3600 feet) so với mực nước biển, nó tượng trưng cho vinh quang quá khứ của những người cai trị Rajput. Bức tường chạy qua các vách núi và thung lũng là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc rực rỡ của thời đại Rajput được chứng minh bằng thực tế là mặc dù đã khoảng 700 năm tuổi nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn và ở tình trạng tốt.

Bức tường thành này được bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi nhà vua Rana Kumbha.
Bức tường thành này được bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi nhà vua Rana Kumbha. Vào năm 2013, Kumbhagarh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến trường thành cổ kính này vì một số lý do, nhưng nó có quy mô khổng lồ và kiến trúc rất đẹp.

Kumbhalgarh nằm ở phía nam Rajasthan ở phía tây Ấn Độ. Trong thời của Rana Kumbha, vương quốc Mewar mở rộng từ Ranthambore đến Gwalior, bao gồm những vùng đất rộng lớn ngày nay là Rajasthan và Madhya Pradesh. Trong số 84 pháo đài thuộc quyền thống trị của mình, Rana Kumbha được cho là đã thiết kế 32 pháo đài trong số đó, trong đó Kumbhalgarh là pháo đài lớn nhất và công phu nhất. Pháo đài này được xây dựng để làm nơi ẩn náu cho những người cai trị Mewar trong thời kỳ xung đột.

Bức tường lớn được xây dựng xung quanh pháo đài để bảo vệ nó khỏi sự xâm lược, nó uốn lượn qua các thung lũng và dọc theo đỉnh núi. Mặc dù ở một số điểm, các bức tường trông khá mỏng, nhưng ở một số nơi, chúng rộng tới hơn 15 feet và được xây rất đẹp bằng hàng nghìn viên gạch đá và hoa văn trang trí dọc theo đỉnh.

Kumbhalgarh là pháo đài cổ được các bức tường khổng lồ bảo vệ và bao bọc xung quanh
Kumbhalgarh là pháo đài cổ được các bức tường khổng lồ bảo vệ và bao bọc xung quanh, nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao nên có nhiều ưu thế trong việc quan sát những biến động bất thường từ xa. Tổng cộng có đến 7 cổng được bố trí xung quang tường thành.

Pháo đài cũng được bảo vệ bởi 13 đỉnh núi thuộc dãy Aravalli. Có thể vào pháo đài bằng bất kỳ cổng nào trong số bảy cổng được đặt tên là: Aret Pole, Hanuman Pole, Ram Pole, Vijay Pole, Nimboo Pole và Bhairon Pole.

Hơn 360 ngôi đền được bảo vệ trong khuôn viên pháo đài. Khoảng sáu mươi ngôi đền là của đạo Hindu và những ngôi đền khác là đền của đạo Jain.

Người ta kể rằng vào thời Rana Kumbha, các bức tường treo rất nhiều đèn, chúng tiêu thụ khoảng 50kg bơ sữa trâu (dầu) và 100kg bông để cung cấp ánh sáng cho những người nông dân làm việc suốt đêm trong thung lũng.


Theo Narayan Vyas, một nhà khảo cổ đã thực hiện một số cuộc điều tra những bức tường thành giữa Bhopal và Jabalpur tin rằng, di tích những đền thờ cổ và các bức tường thành có thể còn lớn hơn so với ghi nhận của nhiều nhà sử học.

Pháo đài còn được biết đến với cung điện nổi tiếng nằm trên đỉnh của công trình kiến trúc. Cung điện xinh đẹp này được gọi là "Badal Mahal" hay "Cung điện trên mây". Nó cũng được công nhận là nơi sinh của chiến binh vĩ đại Maharana Pratap, một trong những vị vua chiến binh vĩ đại nhất của Mewar.

Người ta kể rằng lịch sử nơi xây dựng Pháo đài Kumbhalgarh có niên đại từ thế kỷ thứ 2, thời đại Mauryan của Ấn Độ cổ đại.

Tuy nhiên, bất chấp kích thước và lịch sử của nó, Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ hầu như không được biết đến bên ngoài khu vực.

Kumbhalgarh sau đó vẫn tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện cho tới tận thế kỷ 19
Mặc dù bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 15, Kumbhalgarh sau đó vẫn tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện cho tới tận thế kỷ 19. Mặc dù những bí ẩn vẫn còn rất nhiều và tranh luận sôi nổi giữa các nhà sử học có thể chỉ vừa mới bắt đầu, nhưng người dân địa phương luôn tự hào, tôn sùng và hãnh diện về công trình khổng lồ có kiến trúc siêu đẹp này.

Pháo đài này được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào tháng 6 năm 2013 cùng với năm pháo đài trên đồi khác của Rajasthan.

Trên thực tế, bức tường này vẫn tiếp tục được mở rộng cho đến thế kỷ 19, và pháo đài hiện đã mở cửa cho công chúng. Đây là pháo đài quan trọng nhất ở Mewar sau Chittorgarh. Pháo đài cũng cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vùng nông thôn. Từ đỉnh pháo đài, người ta có thể nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp của những bức tường bao quanh pháo đài ở giữa dãy Aravalli. Những cồn cát của sa mạc Thar cũng có thể nhìn thấy được từ các bức tường.

Khách du lịch được cảnh báo rằng không nên leo lên một số khu vực ít người qua lại của bức tường. Các bẫy và cơ chế phòng thủ cổ xưa, mặc dù hầu hết đã bị vô hiệu hóa, nhưng vẫn được cho là tồn tại ở một số vị trí xa xôi hơn. Những người muốn tự mình khám phá hàng dặm di tích được cảnh báo rằng tai nạn có thể xảy ra.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.