Danh sách bài viết

Cá mập hóa thạch sống mang thai mắc lưới ngư dân

Cập nhật: 17/08/2023

Một tàu đánh cá bằng lưới rà bắt được con cá mập yêu tinh nặng 800kg mang thai 6 con non ngoài khơi vùng biển phía đông bắc Đài Loan.


Xác cá mập yêu tinh mang thai với phần bụng căng phồng. (Video: Bảo tàng nghệ thuật hải dương Đài Loan).

Các ngư dân kéo con cá mập khác thường lên từ biển sâu hôm 13/6. Đây là con cá mập yêu tinh lớn nhất từng bị bắt ở vùng biển này. Ban đầu, họ định bán nó cho một nhà hàng, theo Bảo tàng nghệ thuật hải dương Đài Loan, nơi đang lưu trữ mẫu vật. Viện bảo tàng đã mua lại nó để trưng bày nhằm mục đích giáo dục trong tương lai.

Cá mập yêu tinh (Mitsukurina owstoni) nằm trong số những loài cá mập kỳ lạ nhất ở biển. Sinh vật mõm dài này là loài cư trú ở tầng đáy, có nghĩa chúng sống ở vùng nước gần đáy biển tại độ sâu 1.200 m. Bộ hàm chứa đầy răng nhọn như kim của chúng chìa ra ngoài để bắt con mồi như cá có xương, mực và loài giáp xác, sau đó rụt vào ở vị trí nghỉ bên dưới mắt, theo Bảo tàng Australia. Cá mập yêu tinh là thành viên còn sống duy nhất trong họ cá mập Mitsukurinidae có nguồn gốc từ 125 triệu năm trước trong kỷ Phấn Trắng. Kết quả so sánh giữa mẫu vật hiện nay và hóa thạch tiền sử cho thấy chúng hầu như không thay đổi theo thời gian.

Con cá mập dài 4,7 m có phần bụng căng tròn chứa 6 con non.
Con cá mập dài 4,7m có phần bụng căng tròn chứa 6 con non.

Tuy cá mập yêu tinh thường có màu xám, mẫu vật kéo lên từ biển sâu có thể mang màu tím hồng nếu mạch máu bị phá hủy do thiết bị đánh bắt. Hình ảnh từ trang Facebook của bảo tàng cho thấy con cá mập dài 4,7m có phần bụng căng tròn chứa 6 con non. Cá mập yêu tinh giao phối qua thụ tinh trong và là động vật noãn thai sinh, có nghĩa con cái đẻ trứng bên trong cơ thể cho tới khi trứng nở, sau đó sinh con non. Ngư dân vô tình bắt con cá mập khi thả lưới ở đáy biển.

Các nhà bảo tồn hải dương lên án phương pháp đánh bắt trên bởi không thể phân biệt những gì bắt được, vì vậy ngư dân thường bắt một lượng lớn những loài vật vô tình lọt vào lưới và sau đó vứt bỏ. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Fisheries Research cho thấy lưới rà chiếm gần 60% động vật thải ra từ hoạt động đánh cá hàng năm, tương đương 6 triệu tấn.

Thả lưới rà cũng phá hủy đáy biển, làm rối loạn hang cư trú của động vật, khuấy động trầm tích, thay đổi cấu tạo hóa học trong nước, giảm ánh sáng cần thiết để thực vật quang hợp. Phương pháp đánh cá này bị cấm ở một số nơi trên thế giới, bao gồm 90% đáy biển dọc bờ tây nước Mỹ.

Cá mập yêu tinh hiếm khi được quan sát hay ghi hình trong tự nhiên. Phần lớn những gì giới nghiên cứu biết về chúng đến từ mẫu vật bắt nhầm. Chúng không nằm trong danh mục loài nguy cấp do hoạt động của con người.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.