Danh sách bài viết

Các chuyên gia nói gì về Viện Virus học Vũ Hán?

Cập nhật: 02/04/2021

Phòng thí nghiệm P4 ở Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: SCMP.

Phòng thí nghiệm P4 ở Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: SCMP.

Trong khi giới chuyên gia nhiều lần khẳng định nCoV khó có khả năng thoát ra từ phòng thí nghiệm, Viện Virus học Vũ Hán (WIV) vẫn là mục tiêu đổ lỗi trong cuộc tranh cãi về dịch bệnh giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế từng tham gia phát triển phòng thí nghiệm chuyên môn cao của WIV và xác nhận các quy trình an toàn ở viện.    

James Le Duc, giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston ở Đại học Texas, một trong những cơ sở ngăn chặn nguy cơ sinh học lớn nhất trong khuôn viên trường ở Mỹ, từng đào tạo nhân sự ở WIV trước khi viện mở cửa vào tháng 1/2018. Le Duc từng tham quan phòng thí nghiệm của viện năm 2017 trước lúc viện bắt đầu hoạt động. Ông cho biết các nhà khoa học đến từ WIV đã tích cực thảo luận và chia sẻ công trình nghiên cứu với những tổ chức khoa học ở Trung Quốc và Mỹ. Le Duc cũng lên tiếng bảo vệ Shi Zhengli, phó giám đốc WIV, người đang hứng chịu nhiều chỉ trích vì nghiên cứu virus ở loài dơi.

"Shi là nhà nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa virus ở dơi và virus gây dịch SARS trên khắp thế giới năm 2003. Bà tham gia tích cực vào mọi cuộc đối thoại, rất cởi mở và minh bạch về nghiên cứu và luôn sẵn sàng cộng tác", Le Duc nhận xét về đồng nghiệp.

Le Duc cho biết có bằng chứng cho thấy nCoV không phải là kết quả chỉnh sửa gene có chủ ý và gần như chắc chắn virus này bắt nguồn từ tự nhiên do sự tương đồng cao với các chủng virus corona đã biết ở dơi. Ông xác nhận phòng thí nghiệm ở WIV có chất lượng và biện pháp an toàn sánh ngang với bất cứ cơ sở nghiên cứu nào đang hoạt động tại Mỹ hoặc châu Âu.     

Peter Daszak, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance ở New York, Mỹ, người nghiên cứu virus corona ở dơi tại Trung Quốc và Đông Nam Á trong suốt 15 năm, chỉ trích những bình luận ác ý ở Mỹ và Trung Quốc về Shi trong bài đăng trên mạng xã hội Twitter tuần trước. "Shi là nhà virus học hàng đầu thế giới, người đầu tiên xác định nguồn gốc của nCoV. Là một người rộng lượng và tuyệt vời, bà cần được ngợi ca như một người hùng thay vì kẻ có tội", Daszak nói.     

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/4 cho biết chính phủ Mỹ đang tìm cách xác định liệu nCoV có xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không trong bối cảnh nguồn gốc của loại virus này vẫn còn là bí ẩn.   

Tờ Washington Post trước đó cũng dẫn lời các quan chức Mỹ từng đến thăm viện nghiên cứu vào tháng 1/2018 cho biết họ đã cảnh báo những yếu kém về an toàn và quản lý tại cơ sở này. Nhóm quan chức Mỹ cũng cho rằng công việc nghiên cứu virus corona nguồn gốc từ dơi tại phòng thí nghiệm này có nguy cơ dẫn đến đại dịch mới giống SARS.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley trước đó cho biết có khả năng nCoV có nguồn gốc từ tự nhiên, trái ngược với cáo buộc virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, song ông khẳng định vẫn chưa có gì chắc chắn.   

WIV đi vào hoạt động năm 1956 như một cơ sở nghiên cứu vi sinh vật học với trọng tâm đặt vào nông nghiệp. WIV được thành lập bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Vũ Hán và Đại học Nông nghiệp miền trung Trung Quốc để nghiên cứu chất lượng đất cũng như mầm bệnh ảnh hưởng tới cây trồng và động vật, theo Xinhua. Dự án được giám sát bởi Gao Shangyin, nhà khoa học Trung Quốc từng lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Yale, Mỹ.

Qua nhiều năm, viện mở rộng quy mô nghiên cứu bao gồm những bệnh truyền nhiễm ở người. Nhưng phải tới khi hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) bùng phát cách đây 17 năm, chính phủ Trung Quốc mới nhận thức rõ nhu cầu thành lập một phòng thí nghiệm chuyên tiến hành nghiên cứu những mầm bệnh chết người có khả năng lây nhiễm cao (cấp P4).

Theo báo cáo của trang China Science Daily nhân dịp phòng thí nghiệm mới mở cửa vào tháng 1/2018, giám đốc WIV khi đó là Hu Zhihong nhận cuộc gọi từ cựu phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Chen Zhu vào tháng 2/2003, yêu cầu bà giám sát thi công phòng thí nghiệm P4. Chính phủ Trung Quốc cũng nhờ Pháp cử đội ngũ chuyên gia tới hỗ trợ dự án và hai nước ký thỏa thuận năm 2004 để xây phòng thí nghiệm trị giá 42,4 triệu USD ở Vũ Hán. Công trình được xây phỏng theo phòng thí nghiệm P4 Jean Mérieux-Inserm ở Lyon, Pháp, nơi đầu tiên xác nhận và mô tả virus Ebola năm 2014.

Phòng thí nghiệm Galveston của Le Duc đào tạo ngắn hạn cho nhân viên ở WIV năm 2013 và tiếp nhận hai nhà nghiên cứu sau tiến sĩ đến từ viện. Họ đã hoàn thành khóa đào tạo kéo dài gần một năm để sử dụng phòng thí nghiệm ở cấp BSL-4.

Các yêu cầu về an toàn đối với phòng thí nghiệm P4, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải mặc quần áo bảo hộ áp suất dương và làm việc liên tục theo ca từ 4 tới 6 tiếng mà không tắm rửa hay ăn giữa giờ. Họ cũng phải thay trang phục và trải qua quá trình khử trùng bằng hóa chất kéo dài nửa tiếng cả khi ra và vào phòng thí nghiệm. Do phòng thí nghiệm P4 chuyên nghiên cứu tổ chức vi sinh vật có khả năng gây bệnh cao, mỗi khi mở ống nghiệm chứa virus, chúng có thể thoát ra mà không để lại dấu vết. Do đó, dù áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ, nhà nghiên cứu vẫn phải hoạt động hết sức cẩn thận để tránh nguy cơ từ sai sót vận hành.

Song Donglin, giám đốc dự án phòng thí nghiệm, cho biết để cơ sở phù hợp với việc xử lý mầm bệnh nguy hiểm, WIV phải lắp đặt hệ thống xử lý chất thải và hệ thống duy trì sự sống ở tầng trệt của tòa nhà chính. Những phòng thí nghiệm chủ chốt cũng như hệ thống lọc và đường ống được đặt ở tầng 2 và tầng 3 trong khi tầng trên cùng dành cho hệ thống điều hòa không khí.

An Khang (Theo SCMP, Washington Post)


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.