Danh sách bài viết

Các nhà khoa học đã in 3D đồ mỹ nghệ với độ chi tiết cao từ thủy tinh như thế nào?

Cập nhật: 10/09/2022

Một nhóm các nhà khoa học ở Đức đã in 3D thành công những vật thể nhỏ nhưng có cấu trúc rất phức tạp với vật liệu thủy tinh, trong đó bao gồm cả những chiếc bánh quy hay lâu đài... Trong tương lai, kỹ thuật này có thể được sử dụng để cho ra đời những thứ hữu ích hơn chẳng hạn như ống kính phức tạp, bộ lọc, và thậm chí là các món đồ mỹ nghệ vốn cần phải qua bàn tay của những thợ thủ công có tay nghề cao.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại "thủy tinh lỏng" để tạo ra những hình dạng phức tạp, trong suốt và có độ chi tiết rất cao, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature. Quan trọng hơn, các vật thể thủy tinh này được tạo ra bằng cách sử dụng máy in 3D tiêu chuẩn và thường được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, kỹ thuật mới đòi hỏi phải có sự trợ giúp của lò nung nhiệt độ cao, thứ có vẻ ít phổ biến đối với phần đông chúng ta. Dù vậy, nghiên cứu cũng đã mở ra một tiềm năng mới cho loại vật liệu cực kỳ quan trọng như thủy tinh trong việc tiếp cận với một trong những công nghệ cách mạng của thời đại - in 3D.

Ngày nay, kỹ thuật in 3D được ứng dụng để tạo ra mọi thứ - từ giày dép, nhà cửa cho đến máy bay - với nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là nhựa, kế đến là kim loại và gốm. Trong khi đó, thủy tinh là vật loại mang nhiều đặc tính độc đáo có thể kể đến như cứng, bền, khả năng cách nhiệt, điện và là chìa khóa để tạo ra ống kính chất lượng cao dành cho máy ảnh. Tuy có nhiều ưu điểm song việc in 3D từ loại vật liệu này là chuyện không mấy dễ dàng bởi nhiệt độ nóng chảy của nó rất cao. “Thủy tinh là một trong những vật liệu lâu đời nhất mà loài người biết đến nhưng nó dường như bị lãng quên trong cuộc cách mạng in ấn của thế kỷ 21”, Bastian Rapp thuộc Viện Công nghệ Karlsruhe, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Đồ vật được in 3D từ vật liệu thủy tinh.
Đồ vật được in 3D từ vật liệu thủy tinh.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học thử in 3D từ vật liệu thủy tinh. Năm 2015, một nhóm các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo ra những vật thể làm từ thủy tinh trong suốt với sự hỗ trợ của một máy in 3D đặc biệt giúp cho thủy tinh tan chảy trong điều kiện nhiệt độ lên đến 1038 độ C. Ngoài ra, cũng có nhiều thử nghiệm khác được tiến hành nhưng lại tạo ra các vật thể thủy tinh yếu và vẩn đục.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng kỹ thuật của họ không giống như những gì từng thực hiện trước đây bởi nó sử dụng công nghệ in 3D có sẵn và đang khá phổ biến, theo Rapp. Điều đặc biệt nằm ở hỗn hợp mà Rapp và các cộng sự của ông sử dụng để in: “thủy tinh lỏng”. Để tạo ra hỗn hợp này, họ đã dùng bột thủy tinh và hòa trộn với một dung dịch polymer. Sau khi “mực in” đã sẵn sàng, nó được đặc vào một máy in 3D tiêu chuẩn để in vật mong muốn. Vật thể này sau đó được xử lý trong một lò nung đặc biệt, lúc bấy giờ, các hạt thủy tinh sẽ kết dính vào nhau và trở nên trong suốt.

Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học đã tạo ra một số đồ vật nhỏ với kích thước vài milimet như cổng lâu đài, bánh quy và một cấu trúc tổ ong. Ngoài ra, một số vật thể chỉ nhỏ vài chục micromet cũng được tạo ra nhờ công nghệ mới. Các nhà nghiên cứu cho rằng độ chi tiết của vật có thể tăng lên nhờ sử dụng máy in 3D tiên tiến hơn. “Kỹ thuật này cho phép chúng tôi làm chủ một trong những vật liệu cổ nhất với các đặc tính quang học, cơ học và vật lý đáng ngạc nhiên nhờ công cụ in 3D hiện đại nhất”, Rapp chia sẻ.

Trong tương lai, kỹ thuật này có thể được sử dụng để in 3D các ống kính phức tạp dành cho camera trên điện thoại thông minh và các bộ phận dành cho thế hệ vi xử lý mới, Rapp nói. Dù vậy, ứng dụng của công nghệ này thật sự không thể kể hết được, từ việc sản xuất đồ mỹ nghệ cho đến việc tạo ra các tấm kính với kết cấu phức tạp cho các tòa nhà.


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.