Danh sách bài viết

Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam

Cập nhật: 09/02/2024

Ngày Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Đây là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên không riêng Việt Nam, có rất nhiều nước trên thế giới cũng ăn Tết theo âm lịch.

Top 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đón tết Âm lịch giống Việt Nam

    1. Trung Quốc

    Giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở Trung Quốc là ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm.

    Đây là dịp để gia đình sum họp đón năm mới cùng nhau vì thế từ ngày 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết.

    Những lễ hội vui Tết cổ truyền của Trung Quốc được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.

    Để cầu mong những điều may mắn trong năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, treo chữ Phúc ngược với ngụ ý "Phúc đáo" (Phúc đến nhà). Đến Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy tràn ngập màu sắc ấm nóng này.

    Đường phố Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ.
    Đường phố Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ. (Ảnh: Globe Trottr).

    Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên.

    Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

    Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh.

    Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu món bánh sủi cảo vốn là món ăn truyền thống của người Hoa. Đây là món ăn may mắn trong dịp năm mới vì những chiếc sủi cảo có hình dáng giống thỏi tiền vàng từng dùng vào thời phong kiến. Nhiều gia đình còn cho tiền xu vào trong bánh rồi hấp lên. Nếu ai ăn trúng chiếc bánh có nhân chứa tiền xu, được coi sẽ gặp may mắn cả năm.

    Ngoài ra còn có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

    Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

    Phiên âm "Nian Gao" trong tiếng Trung còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới.

    Cũng trong dịp này, mọi người sẽ ghé thăm để trò chuyện về một năm cũ đã qua, gửi tặng nhau "hong bao" (phong bì lì xì màu đỏ) và không quên chúc những lời may mắn.

    2. Campuchia

    Tết ở Campuchia

    Tết theo lịch âm của đất nước Campuchia lễ hội lớn ăn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thamy.

    Người dân Campuchia hay người Khmer tại Việt Nam đón lễ hội Chol Chnam Thamy rất lớn. Đối với họ còn tin rằng mỗi năm có một vị thần được sai xuống chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại có một vị thần khác xuống.

    3. Thái Lan

    Tết ở Thái Lan

    Tại đất nước chùa vàng Thái Lan, người dân ăn Tết âm lịch 3 ngày giống Việt Nam. Lễ hội lớn nhất năm này được đặt tên là Songkran và diễn ra từ 13/4 đến 15/4. Lúc này phong tục té nước đầu năm diễn ra để, người trẻ sẽ té nước vào người già để tỏ lòng tôn kín. Người lớn tuổi thì mong rất hậu bối sẽ bỏ qua những lời gắt gỏng của người già hàng ngày.

    Đặc biệt phong tục té nước vào ngày Tết âm này rất hoàng tráng. Nó đã thu hút rất nhiều khách du lịch, và họ rất thích thú khi sử dụng thau, chậu, bóng nước, súng nước để té vào nhau… Những người bị té nước nhiều nhất được cho là sẽ may mắn suốt cả năm.

    4. Đài Loan (Trung Quốc)

    Tết ở Đài Loan (Trung Quốc)

    Người Đài Loan xem đây là ngày lễ lớn nhất trong năm, là ngày mọi người trong gia đình tụ họp bên bàn ăn, chia sẻ cho nhau những buồn vui, thành công thất bại trong năm qua.

    Việc sum họp ngày Tết với người dân Đài Loan quan trọng, đến nỗi nếu có 1 thành viên trong gia đình về trễ hoặc không về được họ vẫn để dành 1 chỗ ngồi cho những người này.

    5. Singapore

    Tết ở Singapore

    Vì là một đất nước có nguồn gốc quá nữa là người Hoa, nên hơi hướng văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc. Ngày Tết âm tại Singapore diễn ra gần như cùng lúc với Việt Nam (ngày 1 tháng 1 âm lịch).

    Người dân trang trí nhà cửa đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết để đón chờ năm mới. Có rất nhiều lễ hội diễn ra suốt 1 tháng tính từ mùng 1 âm lịch cho đến hết trung tuần tháng 2. Nổi bật gồm có Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.

    Trong đó, sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội đường phố Chingay (theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang"), thường bắt đầu diễn ra từ ngày Thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng. Hoạt động độc đáo này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố, góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

    6. Mông Cổ

    Tết ở Mông Cổ

    Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng là những tên gọi để người Mông Cổ gọi cho ngày Tết âm lịch của mình. Ngày Tsagaan-Sar báo hiệu mùa xuân đến kết thúc 1 mùa đông lạnh lẽo tại nơi đây, thời điểm ấm áp thích họp để bắt đầu một mùa vụ mới.

    Mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng. Người già sẽ trao quà cho những em nhỏ như phong tục lì xì Tết tại Việt Nam. Các mâm hoa quả được bầy lên để cúng tổ tiên được trang trí đẹp mắt.

    Trong mâm cơm ngày Tết của Mông Cổ có những món ăn rất đặc biệt như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… những món ăn này mang đậm vị biên cương hoang dã của Mông Cổ.

    7 – 8. Hàn Quốc – Triều Tiên

    Tết ở Hàn Quốc

    Có chung nguồn cội với nhau nên dễ hiểu 2 đất nước này vẫn ăn Tết âm lịch vào mùng 1 (Triều Tiên đã đổi ăn Tết từ tháng 10, tháng 11 sang mùng 1/1 âm lịch vào những năm gần đây). Tuy có nhiều phong tục khác vào ngày Tết nhưng phong tục mọi người cùng trong gia đình sum vầy bên nhau ngày Tết vẫn không khác là mấy.

    Món ăn truyền thống ngày Tết tại Hàn Quốc là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi và canh bánh gạo. Người dân Hàn Quốc cho rằng khi ăn cuối Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.

    Còn với Triều Tiên là “cơm thuốc”, đây là món ăn quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên và dùng để đãi khách vào đầu năm. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

    9. Ấn Độ

    Tết ở Ấn Độ

    Ngày Tết âm lịch lớn nhất năm ở Ấn Độ là lễ hội Holi. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất năm và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ.

    Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và chào đón mùa xuân, là đặc trưng của ngày Tết. Ngoài ra người Ấn Độ cho rằng khi nắng ấm lên xua tan cái lạnh mùa đông cũng giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác.

    Cũng giống với lễ hội té nước của Thái Lan, tại Ấn Độ diễn ra sự kiện mọi người pha bột màu và nước thoa lên mặt, quần áo… những người xung quanh dù quen hay lạ. Cùng với hàng loạt lễ hội đặc sắc khác, sự kiện này làm cho khách du lịch khá ấn tượng và thích thú khi tham gia lễ hội này.

    10. Bhutan

    Tết ở Bhutan

    Có thể nói lịch nghỉ ngơi và ăn Tết của Bhutan diễn ra rất giống Việt Nam. Người dân Bhutan gọi chuỗi ngày này là Tết Losar. Đây là ngày lễ quan trọng nhất năm được tính theo âm lịch, nó diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới.

    Mọi thành viên trong gia đình quay về nhà dù ở xa nơi đâu, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bầy biện các mâm cơm, mâm trái cây để cúng tổ tiên cũng là phong tục của người Bhutan. Những mâm cơm thịnh soạn nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.

    11. Malaysia

    Tết ở Malaysia

    Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1/01 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ.

    Khoảng 10 ngày trước Tết người dân Malaysia nhịn ăn để thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.

    Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Khách du lịch sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình.

    Khi gặp gỡ vào dịp năm mới, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây.

    12. Tây Tạng

    Người Tây Tạng

    Người Tây Tạng không sử dụng lịch dương hay âm mà thường có cách đếm ngày riêng gọi là lịch Tây Tạng. Lịch này gần giống với lịch âm ở một số nước thường lựa chọn để đón tết.

    Trong hai ngày cuối cùng của năm cũ, được gọi là Gutor, người dân Tây Tạng bắt đầu chuẩn bị cho Tết Tây Tạng. Lễ kỷ niệm Losar bắt đầu vào ngày 29 của tháng 12 theo lịch Tây Tạng, một ngày trước đêm giao thừa của người Tây Tạng. Vào ngày đó, các tu viện sẽ tổ chức một loại lễ kỷ niệm đặc biệt để chuẩn bị cho lễ hội Losar.

    Món ăn truyền thống của người Tây Tạng là súp (hay còn gọi là Guthuk). Súp guthuk thường được làm từ thịt, phô mai khô, củ cải trắng và một ít mì sợi to kiểu Tây Tạng. Người Tây Tạng ăn súp trong khi đốt pháo và vẫy đuốc rơm xua đuổi linh hồn xấu. Đồ thắp hương sẽ dâng lên các vị thần, cùng với đó là các lá cờ màu sắc được trưng bày - tượng trưng cho hòa bình, từ bi và trí tuệ.


      Nguồn: /

      Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

      Các ngành công nghệ

      Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

      Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

      Các ngành công nghệ

      Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

      Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

      Các ngành công nghệ

      Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

      Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

      Các ngành công nghệ

      Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

      Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

      Các ngành công nghệ

      Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

      Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

      Các ngành công nghệ

      Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

      AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

      Các ngành công nghệ

      Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

      Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

      Các ngành công nghệ

      Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

      Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

      Các ngành công nghệ

      FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

      Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

      Các ngành công nghệ

      Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.