Danh sách bài viết

Cách giảm thiểu tai nạn cháy nổ khi trẻ học online

Cập nhật: 25/10/2023

Hết ca dọn dẹp theo giờ buổi chiều, chị Nguyễn Thị Tâm (45 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) phóng thẳng về nhà. Từ hai ngày trước, nghe tin học sinh lớp 5 ở Nghệ An tử vong khi đang học online bằng điện thoại, chị Tâm đi làm nhưng lòng thấp thỏm không yên. Hai con gái của chị, lớp 10 và lớp 8, học cả ngày trên điện thoại.

Vợ chồng chị mỗi người có một thiết bị liên lạc nhưng từ khi các con phải học trực tuyến, anh chị nhường cho hai đứa. Muốn gọi cho ai hoặc ai muốn gặp chị Tâm đều phải đợi đến tối. Hai con ở nhà, nếu có vấn đề gì, cũng không thể gọi cho bố mẹ mà phải nhờ hàng xóm trợ giúp.

Hai vợ chồng đều là lao động tự do, kiếm công nhật nên dù lo lắng các con không ai quản, thiết bị học xảy ra sự cố, họ cũng không còn cách nào tốt hơn. Bỏ tiền ra mua máy tính cho một đứa cũng là quá sức với anh chị. Tính sắm laptop cũ hoặc máy bàn đã qua sử dụng nhưng nhẩm tính, chị Tâm thấy "không ăn thua" vì phải mua thêm webcam, có khi còn lích kích hơn. "Nghe các vụ việc đau lòng xảy ra với học sinh khi học online, tôi không yên tâm với các con. Học nhiều trên điện thoại tôi cũng lo hai đứa cận nặng thêm", chị Tâm nói.

Chị Tâm chỉ biết nhắc nhở các con không vừa học vừa sạc, chat hay vào Zalo để máy đỡ nóng. Hai con của chị cũng được dặn không sờ ổ cắm, dây điện và biết cách ngắt cầu dao trong trường hợp khẩn cấp.

Chị Hoàng Thị Minh, 35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, cũng có hai con phải học online. Bận đi làm cả ngày, vợ chồng chị nhờ ông nội trông con giúp. Cô con gái lớp 6 học, nhiều lúc phải vừa học, vừa sạc máy tính; còn cậu con trai lớp một chưa tự làm được nên chị Minh thường phải sạc pin giúp từ tối hôm trước. "Tôi cũng không có giải pháp nào ngoài việc nhắc con cẩn thận với ổ điện và tránh để nước dây vào điện", chị Minh cho hay.

Quy tắc an toàn khi học trực tuyến dành cho phụ huynh và học sinh của trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Quy tắc an toàn khi học trực tuyến dành cho phụ huynh và học sinh của trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm nay, việc học trực tuyến diễn ra ngay từ đầu năm ở nhiều nơi, dự kiến còn kéo dài đến hết học kỳ I. Rủi ro cháy, nổ, điện giật khi sử dụng thiết bị trong quá trình học là rất lớn, gây ra nỗi bất an không chỉ cho phụ huynh mà cả nhà trường.

Hồi đầu tháng 9, vài ngày sau vụ việc nam sinh lớp 5 trường Tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, tử vong do điện giật, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã đưa ra video cùng quy tắc an toàn khi học trực tuyến. Quy tắc 5K dành cho phụ huynh và học sinh được đăng trên Fanpage, website và gửi về Zalo từng lớp để tuyên truyền.

Theo cô Nguyễn Thị Bích Vân, Hiệu trưởng, năm quy tắc nhắc nhở học sinh kiểm tra ổ cắm điện, lưu ý tay phải khô, chân đi dép khi cắm sạc vào ổ điện và tuyệt đối không ăn, uống xung quanh nơi học tập để tránh đổ nước ra thiết bị học, gây chập điện. Phụ huynh cần phải kiểm tra pin của các thiết bị để tránh xảy ra cháy, nổ.

Ngoài các quy tắc này, trường cũng sắp xếp lại các môn học để giảm tải cho học sinh, tránh phải sạc máy lâu và tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Các thầy cô cũng liên tục nhắc nhở học sinh về sử dụng điện khi học.

"Tôi ước các con được đến trường học trực tiếp vì học online tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi bố mẹ phải đi làm, để con ở nhà một mình. Nhiều em không có điện thoại xịn, phải dùng loại cũ, chai pin để học, tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ", cô Vân nói.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên vừa dùng điện thoại, vừa sạc pin. Ảnh: Mạnh Tùng

Các chuyên gia khuyến cáo không nên vừa dùng điện thoại, vừa sạc pin. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo Thạc sĩ Lê Thành Tới (phụ trách Khoa Công nghệ Điện - Điện tử, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM) nguyên nhân các tai nạn gồm: Nguồn pin của thiết bị nóng lên bất thường, bộ sạc và dây sạc không đảm bảo an toàn về cách ly với nguồn điện, pin không rõ xuất xứ, nguồn gốc hoặc linh kiện trong thiết bị hỏng.

Tai nạn cũng có thể xảy ra nếu đồ ăn, nước uống đổ vào thiết bị làm chạm mạch, học sinh dùng các các vật dụng bằng kim loại chọc, chích vào thiết bị, nguồn điện gây ngắn mạch.

Theo ông Tới, để an toàn khi sử dụng các thiết bị, nhất là điện thoại thông minh và máy tính bảng, phụ huynh cần nhắc con sạc đầy pin trước giờ vào học, tránh vừa học vừa sạc. Nếu pin hết, học sinh có thể tranh thủ sạc trong giờ giải lao khi đã dừng sử dụng máy. Học sinh không nên dùng ốp lưng cho các thiết bị, không dùng chế độ sạc nhanh. Khi đang học trực tuyến, các em không nên chơi game hoặc xem phim. Với laptop, nhờ có tính năng bảo vệ nguồn pin, học sinh có thể vừa cắm sạc vừa sử dụng nhưng cần hạn chế tối đa.

Theo thạc sĩ Tới, mỗi ngày, phụ huynh cần rà soát thường xuyên thiết bị học tập của con, nắm những dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn, thiết bị khi đang dùng có nhiệt độ tăng bất thường, cần tắt các ứng dụng đang chạy, chờ một lúc dùng lại. Tất cả thiết bị được sạc ở nơi khô ráo, thoáng, tránh môi trường nóng.

Trong quá trình sử dụng, các phụ kiện như pin, bộ sạc có thể hỏng, dây nguồn, dây sạc khi bị bong tróc, rạn nứt cần được thay thế. Khi mua phụ kiện, phụ huynh cần chọn hàng chính hãng, có kiểm định chất lượng và tương thích với thiết bị.

Phụ huynh cũng có thể lắp CB chống giật cho hệ thống điện gia đình để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Khi con học xong, cha mẹ cần nhắc con tắt hết thiết bị hoặc có thể thu hồi máy lại.

Phía nhà trường cũng có thể hạn chế nguy cơ tai nạn bằng cách sắp xếp các buổi học không quá dài. Theo đó, mỗi buổi học không quá 3 tiết, có giờ giải lao để thiết bị của học sinh có thời gian "nghỉ ngơi". Trong giờ học, thầy cô nên nhắc nhở các em không được vừa học, vừa dùng các ứng dụng khác. Điều này rất quan trọng, nhất là với học sinh tiểu học vốn kém tập trung, nhiều em ham chơi.

Bình Minh - Mạnh Tùng


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?