Danh sách bài viết

Cách vượt khủng hoảng khi sang nước ngoài làm việc

Cập nhật: 25/10/2023

Thanh Huyền, quê Thanh Hóa, đã sống và làm việc ở Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Bỉ và Đức, hiện là Marketing Specialist trong một tập đoàn hàng đầu của Nhật, văn phòng chi nhánh châu Âu tại Đức. Huyền đồng sáng lập trang song ngữ Anh - Việt - Beyond Tra Da Podcast, để chia sẻ việc học, xin học bổng, cuộc sống và định hướng công việc cho các bạn trẻ.

Quá trình hội nhập, làm việc ở đa quốc gia, Huyền tự học cách thích nghi với cuộc sống mới để đời sống tinh thần tốt hơn khi đến một thành phố hoàn toàn xa lạ, không người thân, bạn bè, thậm chí không biết cả ngôn ngữ.

Huyền tới thăm Bordeaux, Pháp, năm 2020. Ảnh: NVCC.

Huyền tới thăm Bordeaux, Pháp, năm 2020. Ảnh: NVCC.

Tôi bắt đầu làm việc chính thức ở công ty tại Đức ngày 2/1/2017 và phải sang trước vài ngày, đón Tết Dương lịch ở đây.

Trước khi sang, tôi đã thuê được nhà cho 3 tháng, gần bến tàu Frankfurt HBF, nhưng chỉ có thể vào ở sau Tết Dương lịch. Nếu ai đã ở châu Âu sẽ biết mùa đông ở đây lạnh lẽo và âm u nhường nào. Đặt chân đến khách sạn, tôi để tạm hành lý và đi ra ngoài. Đường phủ đầy tuyết, lạnh thấu ra thấu thịt, trong khi tôi không người thân, không một người bạn, không hiểu người xung quanh đang nói gì. Cảm giác cô đơn ập đến trong tôi, đỉnh điểm là tối giao thừa dương lịch.

Tôi xa nhà từ khi 18 tuổi, ra Hà Nội học đại học rồi sang Trung Quốc, tới Singapore và du học. Trước khi tới Đức, tôi đã có một năm ở Bỉ. Tôi nghĩ đã quen với việc làm lại từ đầu xong điều đó không có nghĩa là bớt khó khăn hơn.

Tôi nhận ra khoảng cách về văn hóa giữa châu Á và châu Âu lớn hơn nên thích nghi ở châu Âu sẽ vất vả hơn khi ở châu Á. Tôi hiểu cảm giác của nhiều người khi sang châu Âu rằng nhiều lúc chỉ muốn bỏ về. Tôi đã vực dậy tinh thần khi trải qua cảm giác này như sau:

1. Nhớ lại vì sao tôi đang có mặt ở thành phố này. Tôi đặt chân sang một thành phố khác là có lý do, vì muốn được khám phá châu Âu, được làm việc để học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Nhớ lại lý do tại sao bạn có mặt ở đó là bước đầu tiên để vượt qua khủng hoảng tinh thần.

2. Nhớ rằng không có gì tồn tại mãi mãi. Cảm giác cô đơn, nhớ nhà trong bạn rồi sẽ qua đi. Cùng với thời gian, bạn sẽ thiết lập cho mình một cuộc sống mới.

3. Hình dung ra cuộc sống mới của bạn thế nào? Bạn sẽ có bạn bè để đi chơi cùng cuối tuần, bạn sẽ được khám phá vùng đất mới ngoài thời gian đi học đi làm...

4. Dùng lý trí để nhận biết rằng kỷ niệm luôn đẹp hơn thực tế. Những gì bạn đang nhớ về cuộc sống cũ đã qua bộ lọc thần kỳ của bộ não và chỉ còn những kỷ niệm đẹp. Ở nơi nào đó cũng sẽ có những điều khiến bạn bực dọc, không hài lòng và cũng sẽ có những điều tuyệt vời chờ đón bạn. Quan trọng là cách bạn nhìn nhận vấn đề.

5. Nỗ lực tìm/kết bạn: Để cuộc sống ở một thành phố mới trở nên vui vẻ hơn và không cảm thấy cô đơn, bớt nhớ nhà, bạn cần có bạn bè. Bạn không cần có nhiều nhưng nên có một vài người để gặp gỡ hàng tuần, nấu ăn cùng, đi bộ, đi chơi... Đời sống tinh thần của bạn sẽ trở nên phong phú hơn rất nhiều khi kết thêm bạn.

Bạn nên cố gắng có những người bạn khác biệt. Tôi lười khám phá nhưng bạn của tôi thích leo núi, chèo ca nô và bắn cung. Các bạn ấy sẽ giúp tôi vượt qua khỏi vùng an toàn và thử những điều mới mẻ mà nếu tự mình, tôi sẽ không làm.

Bạn có thể tìm các nhóm trong Meet up hoặc Facebook để tìm bạn phù hợp. Tôi gặp bạn ở nhóm leo núi và nhóm khám phá đồ ăn đường phố, từ đó họ giới thiệu những người bạn khác cho tôi.

Không ai đặt một người bạn đến trước các bạn và bảo rằng "từ nay hai người sẽ là bạn". Thế nên, để có bạn, ai cũng phải nỗ lực tìm kiếm.

Với những người hướng nội, bạn có thể đánh lừa não bộ một chút để đẩy mình ra khỏi nhà.

6. Tìm cho mình một hobby (thói quen, thú vui). Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định sức khỏe tinh thần phụ thuộc nhiều vào việc bạn có một hobby nào đó không.

Với tôi, đó là sở thích đi leo núi và thói quen viết nhật ký hàng tuần. Hồi ở Việt Nam, tôi lười tập thể dục và sang Đức sống mới bắt đầu tập leo núi rồi nghiện lúc nào không hay.

Lần đầu tiên tôi đi leo núi ở Đức đúng hôm trời mưa và lạnh, đã định quay về xong cuối cùng vẫn tiếp tục. Đến giờ sau hơn 4 năm ở Đức, một trong những cảm giác tuyệt nhất của tôi là đi đến một thành phố nào đó, ngắm cảnh khi ngồi trên tàu/xe, leo 14-15 km, rồi cuối cùng cũng đến đích và cuối ngày về ăn phở. Đôi khi có những việc các bạn không muốn thử vì ngoài vùng an toàn của mình, song hãy cứ thử vì biết đâu bạn lại tìm thấy đam mê mới của mình.

Bình Minh ghi


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?