Danh sách bài viết

"Cần coi nghiên cứu trong nông nghiệp là dịch vụ công"

Cập nhật: 20/09/2020

Đó là ý kiến của GS-TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại hội thảo “Giải pháp hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân – Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp” diễn ra tại Bến Tre ngày 18/11.

Hội thảo do Tạp chí Tia sáng, UBND tỉnh Bến Tre và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức.
Theo GS-TS Trần Đức Viên, KH&CN trong nông nghiệp cần phải có sân chơi riêng bởi những đặc thù của ngành. Ví dụ, thời gian để nghiên cứu và làm ra sản phẩm rất dài, thông thường ở phía Bắc phải mất từ 5-10 năm mới làm ra một giống. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu của nhà nước thường chỉ kéo dài 2 năm, lại yêu cầu về địa điểm áp dụng thực tế.
 
Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn cho các diễn giả tham gia hội thảo. Ảnh: Quỳnh Trần.
 
"Thêm vào đó, các công nghệ trong nông nghiệp rất dễ bị bắt chước, đặc biệt là giống lúa thuần. Chỉ cần cho ra một vụ thôi là bị bắt chước ngay, sản phẩm nghiên cứu mấy năm mà bán được một vụ, vụ sau là coi như trắng tay. Vì thế, các nhà khoa học thường thích làm lúa lai" - GS Viên nói.
 
Từ thực trạng đó, GS Viên đề xuất, Bộ KH&CN nên tham mưu cho Chính phủ coi việc nghiên cứu các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp là dịch vụ công: "Không nên coi đó là bản quyền và bắt người nông dân trả tiền. Nếu là dịch vụ công thì ai cũng phải mua, nông dân mua, nhà nước cũng phải mua".
 
Toàn cảnh hội thảo Giải pháp hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân – Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học & công nghệ trong nông nghiệp. Ảnh: Quỳnh Trần.
 
Trích dẫn một nghiên cứu của World Bank về liên kết ngang và liên kết kết dọc trong nông nghiệp, GS Viên đánh giá: “Những liên kết này không bền vững. Theo điều tra trong 9.200 hợp tác xã thì có tới 85% không tổ chức sản xuất theo hướng thị trường thương mại. Như vậy tức là đa phần người nông dân cứ sản xuất mà không biết khi thu hoạch sản phẩm sẽ được bán đi đâu, bán cho ai với giá thế nào. Đa phần các công ty đều "ăn sẵn”, không đầu tư, chỉ quan tâm tới thu mua. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu cho nông nghiệp cũng rất thấp. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ nghe ngóng ở đâu có công nghệ mới là đến thu mua luôn chứ không bao giờ đầu tư để tăng tiềm lực KH&CN quốc gia. Theo điều tra của chúng tôi, có tới 58% doanh nghiệp chế biến nông sản phía Bắc vẫn dùng thiết bị từ thế kỷ 20. Các doanh nghiệp có mua mới nhưng không thay hết toàn bộ máy móc thiết bị cũ”.
 
Từ góc nhìn của cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương cho biết: “Bộ KH&CN, với vai trò là cơ quan quản lý và cơ quan tham mưu cho chính phủ về KH&CN, luôn dành sự quan tâm cho việc triển khai các tiến bộ vào nông nghiệp, cụ thể như các chương trình sản phẩm quốc gia, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp... Đặc biệt, ngày 4/11/2016, Bộ KH&CN đã ký với Bộ Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn chương trình phối hợp hoạt động KH&CN trong giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng trong nông nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu phát triển chế biến, công nghệ bảo quản nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam”.
 
GS-TS Trần Đức Viên cũng khẳng định rằng, cần phát triển mạnh chương trình sản phẩm quốc gia để có nông sản chủ lực bày ra với quốc tế, cạnh tranh trên thương trường. Đây là vấn đề mà Bộ KH&CN nên tập trung đẩy mạnh, đầu tư nghiên cứu trong thời gian tới.
 
Nguồn: Báo KH&PT

Nguồn: / 0

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.