Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Phú Hữu

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

A:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

B:

Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

C:

Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

D:

Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Đáp án: B

2.

Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

B:

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.

C:

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.

D:

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

Đáp án: B

3.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

A:

1914.

B:

1913.

C:

1911.

D:

1912.

Đáp án: C

4.

Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A:

Kí và các tiểu phẩm.

B:

Các truyện ngắn.

C:

Thơ ca.

D:

Văn chính luận.

Đáp án: C

5.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ:

A:

Lời ru trên mặt đất.

B:

Hoa cỏ may.

C:

Hoa dọc chiến hào.

D:

Tơ tằm - Chồi biếc.

Đáp án: C

6.

Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:

A:

Truyện ngắn

B:

Hồi kí

C:

Phóng sự

D:

Bút kí- tùy bút.

Đáp án: D

7.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Hê-ming-uê?

A:

Ông già và biển cả.

B:

Giã từ vũ khí.

C:

Tự do

D:

Chuông nguyện hồn ai.

Đáp án: C

8.

Nhà thơ Quang Dũng sinh năm:

A:

1923.

B:

1921.

C:

1925.

D:

1920.

Đáp án: B

9.

Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A:

Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên

B:

Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh

C:

Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

D:

Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng

Đáp án: D

10.

Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:

A:

nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.

B:

nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích

C:

nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu

D:

nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.

Đáp án: A

11.

Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm  bởi khuynh hướng sáng tác nào?

A:

Lãng mạn

B:

Hiện thực

C:

Sử thi

D:

Siêu thực

Đáp án: C

12.

Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú?

A:

 Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng.

B:

Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích.

C:

Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày.

D:

Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.

Đáp án: D

13.

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A:

"nhân đạo và chính nghĩa".

B:

"dân chủ và tiến bộ xã hội".

C:

"luật pháp và công lí".

D:

"lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

14.

Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?

A:

Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.

B:

Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.

C:

Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.

D:

Ước muốn viễn vông, phi thực tế.

Đáp án: C

15.

Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:

A:

chịu thương chịu khó.

B:

cần mẫn lao động.

C:

nhân hậu, giàu tình thương yêu.

D:

giản dị, chất phác

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59