Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học TT GDTX H. Long Mỹ

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A:

"nhân đạo và chính nghĩa".

B:

"dân chủ và tiến bộ xã hội".

C:

"luật pháp và công lí".

D:

"lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

2.

Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc  đời của người đã khuẩt?

A:

Lung khởi

B:

Thích thực

C:

Ai vãn

D:

Kết

Đáp án: B

3.

Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:

A:

Trữ tình - Chính trị.

B:

Trữ tình - Triết lý.

C:

Trữ tình - Chính luận.

D:

Trữ tình - lãng mạn.

Đáp án: C

4.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

5.

Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A:

Chỉ một con vật ngoài biển.

B:

Chỉ một đồ vật trong nhà.

C:

Không có ý nghĩa gì.

D:

Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án: B

6.

Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:

A:

giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.

B:

trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

C:

cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

7.

Bút pháp tiêu biểu của bài thơ Tây Tiến là:

A:

Trào phúng.

B:

Hiện thực.

C:

Lãng mạn.

D:

Ước lệ

Đáp án: C

8.

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A:

Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B:

Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C:

Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D:

Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án: D

9.

Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

A:

Điêu tàn.

B:

Ánh sáng và phù sa.

C:

Những bài thơ đánh giặc.

D:

Hái theo mùa.

Đáp án: B

10.

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B:

Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C:

Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D:

Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án: D

11.

Hiểu như thế nào là đúng nhất về tâm trạng của Xuân Quỳnh trong khổ thơ sau:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
                 (Sóng)

A:

Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.

B:

Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.

C:

Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.

D:

Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.

Đáp án: A

12.

Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

A:

Mường lát hoa về trong đêm hơi.

B:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

C:

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

D:

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Đáp án: D

13.

Bài thơ "Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy có nội dung:

A:

kể về công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ.

B:

ca ngợi đức hy sinh của người mẹ

C:

bộc lộ lòng biết ơn đối với người mẹ

D:

ca ngợi công ơn và tấm lòng yêu thương mênh mông, hy sinh tất cả vì con của người mẹ.

Đáp án: D

14.

Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A:

Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B:

Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C:

 Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D:

Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án: A

15.

Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?  

A:

Tác phẩm chia làm bốn phần

B:

Tác phẩm chia làm năm phần

C:

Tác phẩm chia làm hai phần

D:

Tác phẩm chia làm ba phần

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59