Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học Trung tâm GD&DN Vĩnh Lợi

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:

A:

Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.

B:

Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.

C:

"Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.

D:

Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.

Đáp án: B

2.

Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến" vì bài thơ đã:

A:

miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.

B:

ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.

C:

ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.

D:

 thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

Đáp án: B

3.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

A:

Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.

B:

Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu

C:

Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.

D:

Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Đáp án: C

4.

Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có 4 nhân vật quan trọng nổi lên trên nền cảnh hùng vĩ nghiêm trang, đó là các nhân vật: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Bốn nhân vật đó được sắp xếp theo chủ đích nào sau đây?

A:

Là những nhân vật có quan hệ huyết thống với nhau: Cụ Mết là cha của Tnú; Tnú là anh trai Dít; bé Heng là con trai Tnú. Qua đó thể hiện cả gia đình đánh giặc, bước cha trước, bước con sau.

B:

Là bốn nhân vật chính trong truyện, có ảnh hưởng tới diễn biến cốt truyện

C:

Là những nhân vật cùng một thế hệ tiêu biểu, đại diện cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

D:

Là ba thế hệ trong cuộc kháng chiến: cụ Mết là hiện thân cho thế hệ đi trước, mang dáng dấp của người phán truyền; Tnú, Dít là đại diện cho thế hệ hiện tai, kiên cường bất khuất; bé Heng là đại diện cho tương lai cách mạng, vừa lì lợm vừa sắc sảo, nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh

Đáp án: D

5.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

6.

Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

A:

Anh.

B:

Sóng.

C:

Tự hát.

D:

Thuyền và biển.

Đáp án: D

7.

Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?

A:

Ngỡ ngàng.

B:

Lo lắng.

C:

Hoảng sợ.

D:

Sung sướng.

Đáp án: A

8.

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

B:

Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

C:

Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.

D:

Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.

Đáp án: C

9.

Nhận xét nào sai khi nói về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân?

A:

Tác phẩm khẳng định rằng, cái đói, dù gớm ghê đến mấy không những không giết chết được khát khao hạnh phúc ở con người mà thậm chí, nhiều khi còn là cơ duyên lạ chắp nối những mảnh đời cực khổ lại gần nhau hơn.

B:

Truyện ngắn lấy bối cảnh hiện thực của năm Ất Dậu, cái năm ghi khắc tai họa thảm khốc đã cướp đi gần một phần mười dân số nước ta.

C:

Truyện ngắn dẫu chọn mảng hiện thực đau thương, đầy mất mát mà không hề bị chìm trong bi quan, bế tắc, dẫu cho “màu sắc cách mạng” chưa thật tự nhiên đi vào tác phẩm.

D:

Tác phẩm được hoàn thành ngay trong năm mà nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào ta nên cảm nhận về cái đói cứ thấm thía trong từng câu từng chữ

Đáp án: D

10.

Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:

A:

Truyện ngắn

B:

Hồi kí

C:

Phóng sự

D:

Bút kí- tùy bút.

Đáp án: D

11.

Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?

A:

Mai.

B:

Cụ Mết.

C:

Heng.

D:

Tnú.

Đáp án: B

12.

Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):

A:

A Phủ là người yêu của Mị.

B:

A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C:

A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

D:

A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.

Đáp án: A

13.

Phương án nào không nêu đúng nội dung của các tác phẩm văn chính luận của được Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những thập niên đầu thế kỉ XX khi Bác hoạt động ở nước ngoài?

A:

Thể hiện rõ ý chí đấu tranh, đoàn kết thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc.

B:

Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.

C:

Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân xâm lược

D:

Đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đáp án: A

14.

Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

A:

vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

B:

vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.

C:

đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.

D:

tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Đáp án: C

15.

Truyện ngắn "Rừng xà nu" được sáng tác:

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B:

Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam

C:

Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam

D:

Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59