Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học Trung tâm Dạy nghề và GDTX H.Mỹ Xuyên

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

A:

1942 - 1988.

B:

1942 - 1986.

C:

1943 - 1985.

D:

1940 - 1988.

Đáp án: A

2.

Dòng nào không nêu đúng biểu hiện của tính chất dân gian trong bài thơ Việt Bắc?

A:

Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống thường thấy trong các bài ca dao.

B:

Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

C:

Lối đối đáp cùng với cặp đại từ "Mình - Ta" làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.

D:

Sử dụng rộng rãi và linh hoạt các câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Đáp án: D

3.

Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?

A:

Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.

B:

Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.

C:

Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.

D:

Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: C

4.

Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:

A:

Gương mặt những người ruột thịt.

B:

Những kỉ niệm ấu thơ. 

C:

Tiếng chày của làng anh. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

5.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

6.

Nhà thơ Quang Dũng sinh năm:

A:

1923.

B:

1921.

C:

1925.

D:

1920.

Đáp án: B

7.

Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú?

A:

 Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng.

B:

Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích.

C:

Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày.

D:

Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.

Đáp án: D

8.

Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):

A:

A Phủ là người yêu của Mị.

B:

A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C:

A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

D:

A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.

Đáp án: A

9.

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A:

Nhớ người yêu. 

B:

Nhớ cha mẹ.

C:

Nhớ bạn bè. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

10.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

11.

Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:

A:

Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.

B:

Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

C:

Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.

D:

Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.

Đáp án: D

12.

Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?

A:

Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.

B:

Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.

C:

Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.

D:

Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.

Đáp án: B

13.

Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc  đời của người đã khuẩt?

A:

Lung khởi

B:

Thích thực

C:

Ai vãn

D:

Kết

Đáp án: B

14.

Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có 4 nhân vật quan trọng nổi lên trên nền cảnh hùng vĩ nghiêm trang, đó là các nhân vật: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Bốn nhân vật đó được sắp xếp theo chủ đích nào sau đây?

A:

Là những nhân vật có quan hệ huyết thống với nhau: Cụ Mết là cha của Tnú; Tnú là anh trai Dít; bé Heng là con trai Tnú. Qua đó thể hiện cả gia đình đánh giặc, bước cha trước, bước con sau.

B:

Là bốn nhân vật chính trong truyện, có ảnh hưởng tới diễn biến cốt truyện

C:

Là những nhân vật cùng một thế hệ tiêu biểu, đại diện cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

D:

Là ba thế hệ trong cuộc kháng chiến: cụ Mết là hiện thân cho thế hệ đi trước, mang dáng dấp của người phán truyền; Tnú, Dít là đại diện cho thế hệ hiện tai, kiên cường bất khuất; bé Heng là đại diện cho tương lai cách mạng, vừa lì lợm vừa sắc sảo, nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh

Đáp án: D

15.

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

A:

Văn nhật dụng.

B:

Văn chính luận.

C:

Tuyên ngôn.

D:

Truyện.

Đáp án: B

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59