Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học CĐ nghề Sóc Trăng

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

B:

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.

C:

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.

D:

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

Đáp án: B

2.

Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:

A:

Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.

B:

Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

C:

Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.

D:

Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.

Đáp án: D

3.

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

A:

Văn nhật dụng.

B:

Văn chính luận.

C:

Tuyên ngôn.

D:

Truyện.

Đáp án: B

4.

Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm  bởi khuynh hướng sáng tác nào?

A:

Lãng mạn

B:

Hiện thực

C:

Sử thi

D:

Siêu thực

Đáp án: C

5.

Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:

A:

Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.

B:

Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.

C:

"Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.

D:

Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.

Đáp án: B

6.

Chân lí rút ra từ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là gì?

A:

Với lòng nhiệt tình cách mạng, với tình yêu quê hương, làng bản và gia đình tha thiết cũng như ý chí căm hờn tột độ với quân thù, những người anh hùng sẽ trở thành toàn năng.

B:

Khi kẻ thù đã dùng bạo lực để khủng bố ý chí đấu tranh của chúng ta thì ta cũng phải biết đáp lại bằng bạo lực cách mạng, “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

C:

Tình yêu gia đình là phẩm chất không thể thiếu được của một người anh hùng, trong hoàn cảnh chiến tranh, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch.

D:

Dân làng Xô-man tuy nằm trong cái tầm nã của đại bác nhưng ý chí cách mạng ở họ không bom đạn nào dập vùi cho được

Đáp án: B

7.

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

B:

Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

C:

Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.

D:

Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.

Đáp án: C

8.

Truyện ngắn "Rừng xà nu" được sáng tác:

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B:

Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam

C:

Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam

D:

Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đáp án: C

9.

Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A:

Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B:

Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C:

 Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D:

Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án: A

10.

Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:

A:

hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.

B:

thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.

C:

hình ảnh con sông Đà.

D:

hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.

Đáp án: D

11.

Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A:

Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B:

Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C:

Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D:

Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án: B

12.

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B:

Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C:

Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D:

Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án: D

13.

Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A:

Kí và các tiểu phẩm.

B:

Các truyện ngắn.

C:

Thơ ca.

D:

Văn chính luận.

Đáp án: C

14.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

15.

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

A:

kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

B:

 "Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."

C:

khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

D:

khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59