Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Tam Ngãi

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

A:

Anh.

B:

Sóng.

C:

Tự hát.

D:

Thuyền và biển.

Đáp án: D

2.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?

A:

Đất nước đứng lên

B:

Rừng xà nu

C:

Đất Quảng

D:

Bức thư Cà Mau

Đáp án: D

3.

Hiểu như thế nào là đúng nhất về tâm trạng của Xuân Quỳnh trong khổ thơ sau:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
                 (Sóng)

A:

Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.

B:

Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.

C:

Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.

D:

Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.

Đáp án: A

4.

Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?

A:

Hình ảnh một người đàn ông may mắn.

B:

Môt tình huống truyện độc đáo.

C:

Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.

D:

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Đáp án: B

5.

Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:

A:

có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.

B:

hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.

C:

xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục

D:

lo sợ không nuôi nổi nhau.

Đáp án: A

6.

Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A:

Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B:

Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C:

Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D:

Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án: B

7.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

8.

Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đấtkhông gợi ý liên tưởng nào sau đây?

A:

Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.

B:

 Cách nói giảm để tránh sự đau thương.

C:

Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.

D:

Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.

Đáp án: C

9.

Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:

A:

Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.

B:

Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.

C:

Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.

D:

Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Đáp án: B

10.

Phương án nào không nêu đúng nội dung của các tác phẩm văn chính luận của được Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những thập niên đầu thế kỉ XX khi Bác hoạt động ở nước ngoài?

A:

Thể hiện rõ ý chí đấu tranh, đoàn kết thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc.

B:

Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.

C:

Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân xâm lược

D:

Đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đáp án: A

11.

Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:

A:

Phố phường Hà Nội

B:

Tây Ninh

C:

Việt Bắc

D:

Tây Bắc

Đáp án: C

12.

Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?  

A:

Tác phẩm chia làm bốn phần

B:

Tác phẩm chia làm năm phần

C:

Tác phẩm chia làm hai phần

D:

Tác phẩm chia làm ba phần

Đáp án: D

13.

Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

A:

"Đất" mang tâm hồn cố nhân. 

B:

Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).

C:

"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.

D:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

14.

Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có 4 nhân vật quan trọng nổi lên trên nền cảnh hùng vĩ nghiêm trang, đó là các nhân vật: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Bốn nhân vật đó được sắp xếp theo chủ đích nào sau đây?

A:

Là những nhân vật có quan hệ huyết thống với nhau: Cụ Mết là cha của Tnú; Tnú là anh trai Dít; bé Heng là con trai Tnú. Qua đó thể hiện cả gia đình đánh giặc, bước cha trước, bước con sau.

B:

Là bốn nhân vật chính trong truyện, có ảnh hưởng tới diễn biến cốt truyện

C:

Là những nhân vật cùng một thế hệ tiêu biểu, đại diện cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

D:

Là ba thế hệ trong cuộc kháng chiến: cụ Mết là hiện thân cho thế hệ đi trước, mang dáng dấp của người phán truyền; Tnú, Dít là đại diện cho thế hệ hiện tai, kiên cường bất khuất; bé Heng là đại diện cho tương lai cách mạng, vừa lì lợm vừa sắc sảo, nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh

Đáp án: D

15.

Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:

A:

chịu thương chịu khó.

B:

cần mẫn lao động.

C:

nhân hậu, giàu tình thương yêu.

D:

giản dị, chất phác

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59