Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học Trung tâm GDTX-HNDN thành phố Trà Vinh

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A:

Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B:

Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C:

Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D:

Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án: B

2.

Nhận xét nào sai khi nói về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân?

A:

Tác phẩm khẳng định rằng, cái đói, dù gớm ghê đến mấy không những không giết chết được khát khao hạnh phúc ở con người mà thậm chí, nhiều khi còn là cơ duyên lạ chắp nối những mảnh đời cực khổ lại gần nhau hơn.

B:

Truyện ngắn lấy bối cảnh hiện thực của năm Ất Dậu, cái năm ghi khắc tai họa thảm khốc đã cướp đi gần một phần mười dân số nước ta.

C:

Truyện ngắn dẫu chọn mảng hiện thực đau thương, đầy mất mát mà không hề bị chìm trong bi quan, bế tắc, dẫu cho “màu sắc cách mạng” chưa thật tự nhiên đi vào tác phẩm.

D:

Tác phẩm được hoàn thành ngay trong năm mà nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào ta nên cảm nhận về cái đói cứ thấm thía trong từng câu từng chữ

Đáp án: D

3.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

4.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?

A:

Đất nước đứng lên

B:

Rừng xà nu

C:

Đất Quảng

D:

Bức thư Cà Mau

Đáp án: D

5.

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

A:

mắt sáng lên lấp lánh.

B:

cười.

C:

hát khe khẽ.

D:

nói luôn miệng.

Đáp án: B

6.

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A:

Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B:

Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C:

Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D:

Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án: D

7.

Hiểu như thế nào là đúng nhất về tâm trạng của Xuân Quỳnh trong khổ thơ sau:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
                 (Sóng)

A:

Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.

B:

Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.

C:

Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.

D:

Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.

Đáp án: A

8.

Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?

A:

Mai.

B:

Cụ Mết.

C:

Heng.

D:

Tnú.

Đáp án: B

9.

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào?

A:

1946.

B:

1945.

C:

1947.

D:

1948.

Đáp án: C

10.

Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:

A:

Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.

B:

Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

C:

Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.

D:

Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.

Đáp án: D

11.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?

A:

Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.

B:

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.

C:

Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. 

D:

Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.

Đáp án: C

12.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Hê-ming-uê?

A:

Ông già và biển cả.

B:

Giã từ vũ khí.

C:

Tự do

D:

Chuông nguyện hồn ai.

Đáp án: C

13.

Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?

A:

Ngỡ ngàng.

B:

Lo lắng.

C:

Hoảng sợ.

D:

Sung sướng.

Đáp án: A

14.

Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A:

Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B:

Cuộc đời của Tnú.

C:

Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D:

Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án: D

15.

Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm vốn là:

A:

Một đoạn trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng"

B:

ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân

C:

thể thơ đối đáp, kết cấu đối đáp của ca dao, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm sắc thái dân gian.

D:

sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ.

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59