Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Phan Ngọc Tòng

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

B:

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.

C:

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.

D:

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

Đáp án: B

2.

Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A:

Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên

B:

Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh

C:

Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

D:

Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng

Đáp án: D

3.

Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A:

Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.

B:

Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

C:

Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.

D:

Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án: D

4.

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

B:

Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

C:

Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.

D:

Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.

Đáp án: C

5.

Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

A:

Anh.

B:

Sóng.

C:

Tự hát.

D:

Thuyền và biển.

Đáp án: D

6.

Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?  

A:

Tác phẩm chia làm bốn phần

B:

Tác phẩm chia làm năm phần

C:

Tác phẩm chia làm hai phần

D:

Tác phẩm chia làm ba phần

Đáp án: D

7.

Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:

A:

nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.

B:

nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích

C:

nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu

D:

nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.

Đáp án: A

8.

Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

A:

vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

B:

vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.

C:

đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.

D:

tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Đáp án: C

9.

Khổ thơ:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
                                          (Sóng - Xuân Quỳnh)
thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là:

A:

Bất lực.

B:

Lo âu, băn khoăn

C:

Giận dỗi.

D:

Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.

Đáp án: D

10.

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào?

A:

1946.

B:

1945.

C:

1947.

D:

1948.

Đáp án: C

11.

Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A:

Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B:

Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C:

Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D:

Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án: B

12.

Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A:

Chỉ một con vật ngoài biển.

B:

Chỉ một đồ vật trong nhà.

C:

Không có ý nghĩa gì.

D:

Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án: B

13.

Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

A:

1942 - 1988.

B:

1942 - 1986.

C:

1943 - 1985.

D:

1940 - 1988.

Đáp án: A

14.

Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc  đời của người đã khuẩt?

A:

Lung khởi

B:

Thích thực

C:

Ai vãn

D:

Kết

Đáp án: B

15.

Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A:

Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B:

Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C:

Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D:

Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59