Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học Trường CĐ Nghề Tiền Giang

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A:

Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B:

Cuộc đời của Tnú.

C:

Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D:

Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án: D

2.

Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A:

Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B:

Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C:

 Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D:

Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án: A

3.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

4.

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

A:

mắt sáng lên lấp lánh.

B:

cười.

C:

hát khe khẽ.

D:

nói luôn miệng.

Đáp án: B

5.

Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?

A:

Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

B:

Đó chính là nhà thơ.

C:

Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.

D:

Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.

Đáp án: D

6.

Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

B:

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.

C:

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.

D:

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

Đáp án: B

7.

Bài thơ "Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy có nội dung:

A:

kể về công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ.

B:

ca ngợi đức hy sinh của người mẹ

C:

bộc lộ lòng biết ơn đối với người mẹ

D:

ca ngợi công ơn và tấm lòng yêu thương mênh mông, hy sinh tất cả vì con của người mẹ.

Đáp án: D

8.

Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?

A:

Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.

B:

Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.

C:

Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.

D:

Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: C

9.

Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

A:

Điêu tàn.

B:

Ánh sáng và phù sa.

C:

Những bài thơ đánh giặc.

D:

Hái theo mùa.

Đáp án: B

10.

Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:

A:

giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.

B:

trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

C:

cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

11.

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:

A:

Quy Nhơn.

B:

Thanh Hóa.

C:

Quảng Trị.

D:

Quảng Bình.

Đáp án: C

12.

Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?

A:

Mai.

B:

Cụ Mết.

C:

Heng.

D:

Tnú.

Đáp án: B

13.

Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

A:

Mường lát hoa về trong đêm hơi.

B:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

C:

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

D:

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Đáp án: D

14.

Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:

A:

Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.

B:

Căm thù giặc Pháp.

C:

Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.

D:

Cần cù, chịu khó trong lao động.

Đáp án: C

15.

Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:

A:

hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.

B:

thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.

C:

hình ảnh con sông Đà.

D:

hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59