Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Đinh Tiên Hoàng

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Khổ thơ:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
                                          (Sóng - Xuân Quỳnh)
thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là:

A:

Bất lực.

B:

Lo âu, băn khoăn

C:

Giận dỗi.

D:

Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.

Đáp án: D

2.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:

A:

Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

B:

Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

C:

Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.

D:

Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.

Đáp án: B

3.

Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:

A:

Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.

B:

Căm thù giặc Pháp.

C:

Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.

D:

Cần cù, chịu khó trong lao động.

Đáp án: C

4.

Chân lí rút ra từ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là gì?

A:

Với lòng nhiệt tình cách mạng, với tình yêu quê hương, làng bản và gia đình tha thiết cũng như ý chí căm hờn tột độ với quân thù, những người anh hùng sẽ trở thành toàn năng.

B:

Khi kẻ thù đã dùng bạo lực để khủng bố ý chí đấu tranh của chúng ta thì ta cũng phải biết đáp lại bằng bạo lực cách mạng, “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

C:

Tình yêu gia đình là phẩm chất không thể thiếu được của một người anh hùng, trong hoàn cảnh chiến tranh, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch.

D:

Dân làng Xô-man tuy nằm trong cái tầm nã của đại bác nhưng ý chí cách mạng ở họ không bom đạn nào dập vùi cho được

Đáp án: B

5.

Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A:

Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên

B:

Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh

C:

Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

D:

Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng

Đáp án: D

6.

Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A:

Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.

B:

Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

C:

Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.

D:

Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án: D

7.

Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A:

Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B:

Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C:

 Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D:

Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án: A

8.

Nhận xét nào sau đây chính xác về nhà thơ Chế Lan Viên?

A:

Có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.

B:

Gây được ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà tha thiết, sâu lắng mà tài hoa.

C:

Có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

D:

Có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn.

Đáp án: A

9.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

10.

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

B:

Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

C:

Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.

D:

Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.

Đáp án: C

11.

Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm vốn là:

A:

Một đoạn trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng"

B:

ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân

C:

thể thơ đối đáp, kết cấu đối đáp của ca dao, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm sắc thái dân gian.

D:

sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ.

Đáp án: C

12.

Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A:

Kí và các tiểu phẩm.

B:

Các truyện ngắn.

C:

Thơ ca.

D:

Văn chính luận.

Đáp án: C

13.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?

A:

Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.

B:

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.

C:

Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. 

D:

Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.

Đáp án: C

14.

Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:

A:

Phố phường Hà Nội

B:

Tây Ninh

C:

Việt Bắc

D:

Tây Bắc

Đáp án: C

15.

Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A:

Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B:

Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C:

Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D:

Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59