Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Tân Thành

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:

A:

Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.

B:

Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

C:

Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.

D:

Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.

Đáp án: D

2.

Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A:

Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B:

Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C:

 Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D:

Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án: A

3.

Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A:

Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên

B:

Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh

C:

Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

D:

Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng

Đáp án: D

4.

Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A:

Chỉ một con vật ngoài biển.

B:

Chỉ một đồ vật trong nhà.

C:

Không có ý nghĩa gì.

D:

Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án: B

5.

Bài thơ "Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy có nội dung:

A:

kể về công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ.

B:

ca ngợi đức hy sinh của người mẹ

C:

bộc lộ lòng biết ơn đối với người mẹ

D:

ca ngợi công ơn và tấm lòng yêu thương mênh mông, hy sinh tất cả vì con của người mẹ.

Đáp án: D

6.

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A:

"nhân đạo và chính nghĩa".

B:

"dân chủ và tiến bộ xã hội".

C:

"luật pháp và công lí".

D:

"lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

7.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Hê-ming-uê?

A:

Ông già và biển cả.

B:

Giã từ vũ khí.

C:

Tự do

D:

Chuông nguyện hồn ai.

Đáp án: C

8.

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B:

Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C:

Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D:

Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án: D

9.

Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A:

Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B:

Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C:

Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D:

Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

10.

Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?

A:

Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

B:

Đó chính là nhà thơ.

C:

Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.

D:

Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.

Đáp án: D

11.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

A:

Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.

B:

Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu

C:

Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.

D:

Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Đáp án: C

12.

Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

A:

Anh.

B:

Sóng.

C:

Tự hát.

D:

Thuyền và biển.

Đáp án: D

13.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:

A:

Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

B:

Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

C:

Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.

D:

Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.

Đáp án: B

14.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?

A:

Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.

B:

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.

C:

Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. 

D:

Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.

Đáp án: C

15.

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:

A:

1968.

B:

1965.

C:

1964.

D:

1967.

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59