Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Thanh Bình 1

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

2.

Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:

A:

Trữ tình - Chính trị.

B:

Trữ tình - Triết lý.

C:

Trữ tình - Chính luận.

D:

Trữ tình - lãng mạn.

Đáp án: C

3.

Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A:

Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B:

Cuộc đời của Tnú.

C:

Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D:

Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án: D

4.

Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đấtkhông gợi ý liên tưởng nào sau đây?

A:

Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.

B:

 Cách nói giảm để tránh sự đau thương.

C:

Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.

D:

Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.

Đáp án: C

5.

Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến" vì bài thơ đã:

A:

miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.

B:

ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.

C:

ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.

D:

 thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

Đáp án: B

6.

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A:

Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B:

Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C:

Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D:

Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án: D

7.

Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

A:

Điêu tàn.

B:

Ánh sáng và phù sa.

C:

Những bài thơ đánh giặc.

D:

Hái theo mùa.

Đáp án: B

8.

Khổ thơ:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
                                          (Sóng - Xuân Quỳnh)
thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là:

A:

Bất lực.

B:

Lo âu, băn khoăn

C:

Giận dỗi.

D:

Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.

Đáp án: D

9.

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

B:

Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

C:

Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.

D:

Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.

Đáp án: C

10.

Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?

A:

Ngỡ ngàng.

B:

Lo lắng.

C:

Hoảng sợ.

D:

Sung sướng.

Đáp án: A

11.

Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:

A:

Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.

B:

Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.

C:

Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.

D:

Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Đáp án: B

12.

Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A:

Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B:

Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C:

Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D:

Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án: A

13.

Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A:

Kí và các tiểu phẩm.

B:

Các truyện ngắn.

C:

Thơ ca.

D:

Văn chính luận.

Đáp án: C

14.

Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?

A:

Hình ảnh một người đàn ông may mắn.

B:

Môt tình huống truyện độc đáo.

C:

Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.

D:

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Đáp án: B

15.

Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:

A:

có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.

B:

hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.

C:

xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục

D:

lo sợ không nuôi nổi nhau.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59