Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Thành phố Cao Lãnh

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:

A:

Phố phường Hà Nội

B:

Tây Ninh

C:

Việt Bắc

D:

Tây Bắc

Đáp án: C

2.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?

A:

Đất nước đứng lên

B:

Rừng xà nu

C:

Đất Quảng

D:

Bức thư Cà Mau

Đáp án: D

3.

Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến" vì bài thơ đã:

A:

miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.

B:

ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.

C:

ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.

D:

 thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

Đáp án: B

4.

Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Châu Mộc

B:

Mường Hịch

C:

Nà Ngần

D:

Pha Luông

Đáp án: C

5.

Truyện ngắn "Rừng xà nu" được sáng tác:

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B:

Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam

C:

Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam

D:

Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đáp án: C

6.

Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:

A:

chịu thương chịu khó.

B:

cần mẫn lao động.

C:

nhân hậu, giàu tình thương yêu.

D:

giản dị, chất phác

Đáp án: C

7.

Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:

A:

Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.

B:

Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

C:

Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.

D:

Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.

Đáp án: D

8.

Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:

A:

Truyện ngắn

B:

Hồi kí

C:

Phóng sự

D:

Bút kí- tùy bút.

Đáp án: D

9.

Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A:

Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B:

Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C:

Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D:

Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án: B

10.

Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

A:

"Đất" mang tâm hồn cố nhân. 

B:

Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).

C:

"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.

D:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

11.

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào?

A:

1946.

B:

1945.

C:

1947.

D:

1948.

Đáp án: C

12.

Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

A:

1942 - 1988.

B:

1942 - 1986.

C:

1943 - 1985.

D:

1940 - 1988.

Đáp án: A

13.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

14.

Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

A:

Mường lát hoa về trong đêm hơi.

B:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

C:

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

D:

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Đáp án: D

15.

Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:

A:

nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.

B:

nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích

C:

nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu

D:

nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59