Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học CĐ nghề Đồng Tháp

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:

A:

Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

B:

Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

C:

Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.

D:

Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.

Đáp án: B

2.

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

A:

kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

B:

 "Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."

C:

khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

D:

khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án: C

3.

Bút pháp tiêu biểu của bài thơ Tây Tiến là:

A:

Trào phúng.

B:

Hiện thực.

C:

Lãng mạn.

D:

Ước lệ

Đáp án: C

4.

Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm  bởi khuynh hướng sáng tác nào?

A:

Lãng mạn

B:

Hiện thực

C:

Sử thi

D:

Siêu thực

Đáp án: C

5.

Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:

A:

giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.

B:

trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

C:

cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

6.

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:

A:

1968.

B:

1965.

C:

1964.

D:

1967.

Đáp án: D

7.

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A:

Nhớ người yêu. 

B:

Nhớ cha mẹ.

C:

Nhớ bạn bè. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

8.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

9.

Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

A:

"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.

B:

Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.

C:

Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.

D:

Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Đáp án: C

10.

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A:

"nhân đạo và chính nghĩa".

B:

"dân chủ và tiến bộ xã hội".

C:

"luật pháp và công lí".

D:

"lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

11.

Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A:

Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B:

Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C:

Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D:

Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

12.

Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?

A:

Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.

B:

Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.

C:

Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.

D:

Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.

Đáp án: B

13.

Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:

A:

Gương mặt những người ruột thịt.

B:

Những kỉ niệm ấu thơ. 

C:

Tiếng chày của làng anh. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

14.

Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện Vợ nhặt chủ yếu là:

A:

tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân, phát xít.

B:

dựng lên khung cảnh thôn quê những ngày đói kém.

C:

kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.

D:

đặt người lao động vào tình huống đói khát, bi thảm nhất để phát hiện và diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.

Đáp án: D

15.

Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?

A:

1924 - 1985.

B:

1920 - 1985.

C:

1922 - 1989.

D:

1920 - 1989.

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59