Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THCS & THPT Bình Thạnh Trung

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:

A:

Quy Nhơn.

B:

Thanh Hóa.

C:

Quảng Trị.

D:

Quảng Bình.

Đáp án: C

2.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?

A:

Đất nước đứng lên

B:

Rừng xà nu

C:

Đất Quảng

D:

Bức thư Cà Mau

Đáp án: D

3.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

4.

Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?

A:

Hình ảnh một người đàn ông may mắn.

B:

Môt tình huống truyện độc đáo.

C:

Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.

D:

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Đáp án: B

5.

Bài thơ "Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy có nội dung:

A:

kể về công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ.

B:

ca ngợi đức hy sinh của người mẹ

C:

bộc lộ lòng biết ơn đối với người mẹ

D:

ca ngợi công ơn và tấm lòng yêu thương mênh mông, hy sinh tất cả vì con của người mẹ.

Đáp án: D

6.

Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:

A:

Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.

B:

Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.

C:

Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

D:

Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: A

7.

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

A:

kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

B:

 "Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."

C:

khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

D:

khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án: C

8.

Khổ thơ:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
                                          (Sóng - Xuân Quỳnh)
thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là:

A:

Bất lực.

B:

Lo âu, băn khoăn

C:

Giận dỗi.

D:

Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.

Đáp án: D

9.

Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):

A:

A Phủ là người yêu của Mị.

B:

A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C:

A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

D:

A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.

Đáp án: A

10.

Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?

A:

Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.

B:

Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.

C:

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.

D:

Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.

Đáp án: A

11.

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A:

"nhân đạo và chính nghĩa".

B:

"dân chủ và tiến bộ xã hội".

C:

"luật pháp và công lí".

D:

"lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

12.

Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A:

Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B:

Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C:

Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D:

Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

13.

Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm  bởi khuynh hướng sáng tác nào?

A:

Lãng mạn

B:

Hiện thực

C:

Sử thi

D:

Siêu thực

Đáp án: C

14.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

15.

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:

A:

1968.

B:

1965.

C:

1964.

D:

1967.

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59