Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Châu Thành 2

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú?

A:

 Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng.

B:

Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích.

C:

Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày.

D:

Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.

Đáp án: D

2.

Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:

A:

có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.

B:

hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.

C:

xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục

D:

lo sợ không nuôi nổi nhau.

Đáp án: A

3.

Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?

A:

Đời sống người nông dân nghèo.

B:

Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.

C:

Đời sống của người trí thức nghèo.

D:

Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.

Đáp án: D

4.

Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:

A:

Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.

B:

Căm thù giặc Pháp.

C:

Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.

D:

Cần cù, chịu khó trong lao động.

Đáp án: C

5.

Phương án nào không nêu đúng nội dung của các tác phẩm văn chính luận của được Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những thập niên đầu thế kỉ XX khi Bác hoạt động ở nước ngoài?

A:

Thể hiện rõ ý chí đấu tranh, đoàn kết thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc.

B:

Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.

C:

Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân xâm lược

D:

Đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đáp án: A

6.

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A:

Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B:

Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C:

Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D:

Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án: D

7.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

A:

1914.

B:

1913.

C:

1911.

D:

1912.

Đáp án: C

8.

Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?

A:

Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.

B:

Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.

C:

Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.

D:

Ước muốn viễn vông, phi thực tế.

Đáp án: C

9.

Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc  đời của người đã khuẩt?

A:

Lung khởi

B:

Thích thực

C:

Ai vãn

D:

Kết

Đáp án: B

10.

Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:

A:

Phố phường Hà Nội

B:

Tây Ninh

C:

Việt Bắc

D:

Tây Bắc

Đáp án: C

11.

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:

A:

1968.

B:

1965.

C:

1964.

D:

1967.

Đáp án: D

12.

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào?

A:

1946.

B:

1945.

C:

1947.

D:

1948.

Đáp án: C

13.

Nhận xét nào sau đây chính xác về nhà thơ Chế Lan Viên?

A:

Có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.

B:

Gây được ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà tha thiết, sâu lắng mà tài hoa.

C:

Có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

D:

Có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn.

Đáp án: A

14.

Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:

A:

Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.

B:

Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.

C:

Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.

D:

Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Đáp án: B

15.

Dòng nào không nêu đúng biểu hiện của tính chất dân gian trong bài thơ Việt Bắc?

A:

Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống thường thấy trong các bài ca dao.

B:

Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

C:

Lối đối đáp cùng với cặp đại từ "Mình - Ta" làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.

D:

Sử dụng rộng rãi và linh hoạt các câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59