Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học TT.GDTX&KTTH-HN Tân Hưng

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Dòng nào không nêu đúng biểu hiện của tính chất dân gian trong bài thơ Việt Bắc?

A:

Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống thường thấy trong các bài ca dao.

B:

Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

C:

Lối đối đáp cùng với cặp đại từ "Mình - Ta" làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.

D:

Sử dụng rộng rãi và linh hoạt các câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Đáp án: D

2.

Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?

A:

Hình ảnh một người đàn ông may mắn.

B:

Môt tình huống truyện độc đáo.

C:

Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.

D:

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Đáp án: B

3.

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B:

Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C:

Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D:

Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án: D

4.

Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A:

Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên

B:

Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh

C:

Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man

D:

Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng

Đáp án: D

5.

Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):

A:

A Phủ là người yêu của Mị.

B:

A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C:

A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

D:

A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.

Đáp án: A

6.

Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?

A:

1924 - 1985.

B:

1920 - 1985.

C:

1922 - 1989.

D:

1920 - 1989.

Đáp án: D

7.

Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Châu Mộc

B:

Mường Hịch

C:

Nà Ngần

D:

Pha Luông

Đáp án: C

8.

Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A:

Kí và các tiểu phẩm.

B:

Các truyện ngắn.

C:

Thơ ca.

D:

Văn chính luận.

Đáp án: C

9.

Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?

A:

Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

B:

Đó chính là nhà thơ.

C:

Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.

D:

Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.

Đáp án: D

10.

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:

A:

1968.

B:

1965.

C:

1964.

D:

1967.

Đáp án: D

11.

Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:

A:

Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.

B:

Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.

C:

Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

D:

Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: A

12.

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

A:

Văn nhật dụng.

B:

Văn chính luận.

C:

Tuyên ngôn.

D:

Truyện.

Đáp án: B

13.

Hiểu như thế nào là đúng nhất về tâm trạng của Xuân Quỳnh trong khổ thơ sau:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
                 (Sóng)

A:

Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.

B:

Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.

C:

Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.

D:

Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.

Đáp án: A

14.

Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?

A:

Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.

B:

Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.

C:

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.

D:

Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.

Đáp án: A

15.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

A:

Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.

B:

Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu

C:

Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.

D:

Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59