Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Cần Đước

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?

A:

Đất nước đứng lên

B:

Rừng xà nu

C:

Đất Quảng

D:

Bức thư Cà Mau

Đáp án: D

2.

Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:

A:

Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.

B:

Căm thù giặc Pháp.

C:

Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.

D:

Cần cù, chịu khó trong lao động.

Đáp án: C

3.

Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A:

Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.

B:

Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

C:

Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.

D:

Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án: D

4.

Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:

A:

Truyện ngắn

B:

Hồi kí

C:

Phóng sự

D:

Bút kí- tùy bút.

Đáp án: D

5.

Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A:

Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B:

Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C:

Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D:

Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

6.

Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?

A:

Mai.

B:

Cụ Mết.

C:

Heng.

D:

Tnú.

Đáp án: B

7.

Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:

A:

Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.

B:

Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.

C:

Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

D:

Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: A

8.

Dòng nào không nêu đúng biểu hiện của tính chất dân gian trong bài thơ Việt Bắc?

A:

Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống thường thấy trong các bài ca dao.

B:

Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

C:

Lối đối đáp cùng với cặp đại từ "Mình - Ta" làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.

D:

Sử dụng rộng rãi và linh hoạt các câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Đáp án: D

9.

Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:

A:

Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.

B:

Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.

C:

"Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.

D:

Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.

Đáp án: B

10.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

11.

Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

A:

"Đất" mang tâm hồn cố nhân. 

B:

Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).

C:

"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.

D:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

12.

Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?

A:

1924 - 1985.

B:

1920 - 1985.

C:

1922 - 1989.

D:

1920 - 1989.

Đáp án: D

13.

Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):

A:

A Phủ là người yêu của Mị.

B:

A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C:

A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

D:

A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.

Đáp án: A

14.

Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:

A:

Gương mặt những người ruột thịt.

B:

Những kỉ niệm ấu thơ. 

C:

Tiếng chày của làng anh. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

15.

Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?

A:

Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm

B:

Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

C:

 Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.

D:

Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59